Vụ án siêu lừa 4.000 tỉ: Tiền đã vào tài khoản VietinBank?Giới đầu tư nước ngoài quan tâm vụ Huyền Như Ông Nguyễn Bá Thanh tiếp tục dự phiên tòa Huyền NhưXem toàn bộ diễn biến vụ án "siêu lừa" Huyền Như
Phóng to |
Huyền Như cúi mặt trước vành móng ngựa trong phiên xét xử - Ảnh: Hữu Khoa |
Tuy nhiên, với những bằng chứng mới được ACB đưa ra trong phiên xét xử ngày 17-1 cho thấy tài khoản của các cá nhân thuộc ACB vẫn còn tiền.
Tuổi Trẻ ghi nhận thêm ý kiến của các luật sư về tình tiết mới này.
* Luật sư Lưu Văn Tám (bảo vệ quyền lợi cho ACB):
VietinBank không trung thực!
Theo cáo trạng và thông tin được đưa ra từ VietinBank, toàn bộ số tiền 718 tỉ đồng của các nhân viên ACB gửi bằng hợp đồng tiền gửi đến VietinBank đều bị Huyền Như chiếm đoạt toàn bộ. Tuy nhiên, cũng chính thư thông báo của bà Nguyễn Thị Ngân, phó giám đốc chi nhánh VietinBank TP.HCM, cho thấy đến ngày 8-1-2014, tài khoản của ông Phạm Công Hoàng (nhân viên ACB) còn lại 950,17 triệu đồng. Đây là số tiền còn lại trong tổng số 26 tỉ đồng trong tài khoản của ông Phạm Công Hoàng mà Huyền Như đã mang thế chấp để chiếm đoạt 25 tỉ đồng. Số dư này vẫn tồn tại từ khi ông Phạm Công Hoàng cùng các nhân viên khác ký hợp đồng tiền gửi vào ACB.
Việc gửi thông báo nhận số tiền này chứng tỏ số tiền trong tài khoản của ACB tại VietinBank vẫn còn chứ không phải đã bị Như chiếm đoạt toàn bộ như cáo trạng xác định. Và việc huy động vốn này hoàn toàn là chủ trương của VietinBank chứ không phải chủ trương của riêng cá nhân Huyền Như. Điều này khẳng định rằng việc luật sư Nguyễn Thị Bắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho VietinBank nghi ngại rằng có tổ chức tín dụng đen lợi dụng danh nghĩa ngân hàng để huy động vốn và các khách hàng đã mờ mắt vì lãi suất là không chính xác. Và điều đó cũng khẳng định rằng tiền gửi của ACB đã vào hệ thống VietinBank hợp pháp.
* Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư Hà Nội):
Nếu có tình tiết mới thì phải điều tra lại
Nếu bằng chứng được đưa ra trước tòa trái ngược với kết luận của cáo trạng cũng như nhận định của viện kiểm sát thì được coi là một tình tiết mới của vụ án. Và bởi tình tiết mới này mà tòa có thể có hai phương án đối với vụ án: một là tạm dừng phiên tòa để điều tra bổ sung bởi tình tiết ấy cần phải điều tra sâu hơn, hai là nếu thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhận thấy rằng tình tiết đó đủ yếu tố khách quan không cần phải xác minh thêm thì tiếp tục phiên tòa. Cụ thể trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo thì tình tiết mới này rất quan trọng vì nó xác định tư cách tham gia tố tụng của những bên liên quan. Thông qua cơ quan truyền thông, cá nhân tôi cho rằng việc xác minh tình tiết mới này rất quan trọng.
* Ông Nguyễn Xuân Phát (nguyên phó chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM):
Phải xác minh tình tiết mới
Nếu phát hiện tình tiết mới mà liên quan đến tư cách tham gia tố tụng thì phải dừng lại, xác định với cơ quan tố tụng để trao đổi lại. Nếu đó là thông báo của lãnh đạo VietinBank thì đây là pháp nhân của VietinBank chịu trách nhiệm. Và ACB cần phải cung cấp toàn bộ giấy tờ ấy cho tòa để tòa xem xét. Việc tình tiết mới hay cũ cũng chưa kết luận được bởi có thể cơ quan điều tra đã xem xét đến rồi. Còn theo tôi, cần phải thẩm tra lại thông tin này rồi xác minh lại tư cách tố tụng, bởi thông tin đó xác định được tiền do khách hàng gửi vào ngân hàng hay gửi cho cá nhân.
Ngày 17-1, ông Lê Thanh Hải - đại diện ACB - đưa ra trước tòa bằng chứng là thư thông báo của lãnh đạo VietinBank TP.HCM về việc ông Phạm Công Hoàng, một trong số 19 nhân viên ACB được ủy thác gửi tiền tại VietinBank (theo cáo trạng, Huyền Như đã giả chữ ký để chiếm đoạt), đến ngày 8-1 vẫn nhận được thông báo số dư của VietinBank. Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện ACB cho biết thông báo số dư được gửi đến ông Phạm Công Hoàng theo đường bưu điện, trong bản thông báo có chữ ký của đại diện ngân hàng và hiện tài khoản còn hơn 900 triệu đồng. Lý do xuất hiện sao kê tài khoản trên, theo lý giải của các ngân hàng, khi khách hàng mở tài khoản thanh toán, thường cuối năm ngân hàng sẽ gửi sao kê một lần cho khách hàng để đối chiếu. Việc VietinBank gửi sao kê tài khoản cho khách hàng cũng chứng tỏ khách hàng này có mở tài khoản và giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Trong khi theo ACB, đây chính là bằng chứng cho thấy tài khoản của khách hàng này đã được mở tại VietinBank và ngân hàng này đang quản lý số dư trong tài khoản. “Ngân hàng Nhà nước có thể vào cuộc xác minh và điều này không khó” - đại diện ACB nói và cho biết từ trước đến nay vẫn kiên định với quan điểm ACB gửi tiền cho VietinBank chứ không gửi tiền cho Huyền Như, do vậy ACB yêu cầu VietinBank phải có trách nhiệm trả lại 718 tỉ đồng cho ACB. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận