08/04/2015 06:00 GMT+7

Tình thương quan trọng lắm

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY - TÀI PHONG
VÕ HƯƠNG - TRÀ MY - TÀI PHONG

TTO - Đó là chia sẻ của các chuyên gia tâm lý sau câu chuyện những trẻ em nhiễm HIV bị bảo mẫu hành hạ. Điều quan trọng vẫn là kỹ năng và tình thương.

Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

Câu chuyện trẻ nhiễm HIV bị bạo hành trong bữa ăn đã làm nhiều người vô cùng phẫn nộ và đặt câu hỏi: Tại sao những người được giao nhiệm vụ chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, thiệt thòi lại làm cho trẻ tổn thương thêm nữa?

Video clip hành hạ trẻ HIV trong bữa ăn

Không để trẻ bị tổn thương hai lần

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Tùng Lâm - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - cho rằng có hai vấn đề cần phải đặt ra trong chuyện trẻ nhiễm HIV bị hành hạ.

“Thứ nhất là vấn đề xã hội, các cháu là những người lẽ ra phải được cưu mang, chăm sóc thì người ta lại đối xử như vậy, rất phản cảm.

Thứ hai, những người bình thường còn có khả năng tự vệ, hồi phục được, thế nhưng những cháu này thì không có khả năng ấy. Không những không làm giảm đi mà còn tăng nặng thêm bệnh tật của người ta thì hết sức vô nhân đạo”.

>> TS Nguyễn Tùng Lâm 

TS Nguyễn Đình Liêu, chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, nhận định hành vi hành hạ trẻ bị nhiễm HIV là không thể chấp nhận được.

"Bản thân các cháu đã chịu nhiều thiệt thòi rồi. Đấy là nguyên tắc, không thể để các cháu tổn thương lần nữa bằng thái độ thiếu trách nhiệm, bằng sự chăm sóc không chu đáo, bằng kỹ năng không đầy đủ”, TS Nguyễn Đình Liêu khẳng định.

>> TS Nguyễn Đình Liêu 

Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

“Cảm giác đầu tiên của tôi là phẫn nộ” - bà Phạm Thị Minh Hằng, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED), mở đầu cuộc trò chuyện với TTO. “Đối với tôi, không có gì độc ác hơn việc hành hạ trẻ nhỏ, nhất là những đứa trẻ vốn đã chịu thiệt thòi. Khả năng tự vệ, tự phản kháng của các em nhiễm HIV yếu hơn những trẻ bình thường” - bà Hằng nói.

>> Bà Phạm Thị Minh Hằng 

Bà Hằng phân tích thêm về những tác động tâm lý có thể xảy đến với trẻ bị hành hạ.

>> Bà Phạm Thị Minh Hằng 

Có cùng cảm nhận, luật sư Trương Thị Hòa chia sẻ: “Tôi cũng như những người khác, ai cũng xúc động, ai cũng thương tâm. Không hiểu tại sao họ lại đối xử như vậy với các em…”.

>> Luật sư Trương Thị Hòa 

Kết hợp giữa kỹ năng và tình thương

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng sự việc này là một bài học để việc tuyển dụng những người làm công tác chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ khuyết tật, được sâu sát và cẩn trọng hơn.

“Phải là những người có tâm, chịu hi sinh và phải có sự huấn luyện. Những trẻ khuyết tật thì phải có phương pháp giáo dục đặc thù hơn, nhất là qua tình thương yêu. Quan điểm của tôi thì phải trả lương cao cho những người này và phải tuyển dụng đúng người”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

>> TS Nguyễn Tùng Lâm 

TS Nguyễn Đình Liêu thì cho rằng nên có những quy định cụ thể về chăm sóc các cháu có hoàn cảnh thiệt thòi. “Những người công tác tại trung tâm bảo trợ càng phải là những người hiểu về vấn đề này hơn ai hết”, ông Liêu nói.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiên - giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) - trong buổi trả lời báo chí chiều 6-4 - Ảnh: Hải Hiếu

Theo ông Liêu thì người bình thường có thể thăm hỏi, thấy rất thương cảm nhưng những người ở trung tâm “phải hơn những người khác bằng kỹ năng chăm sóc của họ. Đấy là trách nhiệm của những người được giao quyền nuôi dưỡng và thay mặt xã hội chăm sóc các cháu”, ông Liêu chia sẻ.

>> Tiến sĩ Nguyễn Đình Liêu 

Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

“Bảo mẫu cần những kỹ năng rất đặc biệt để dạy dỗ được trẻ. Tâm sinh lý của những đứa trẻ khuyết tật hoặc chịu thiệt thòi có những điểm khác biệt và cần có kỹ năng để hiểu, đáp ứng được nhu cầu của trẻ”, bà Phạm Thị Minh Hằng nêu quan điểm.

>> Bà Phạm Thị Minh Hằng 

“Tôi nghĩ không chỉ đào tạo về mặt kỹ năng kỹ thuật mà cần đào tạo cả về mặt cảm xúc cho những người trực tiếp làm việc với những đứa trẻ vốn đã chịu thiệt thòi”, bà Minh Hằng kết luận.

>> Bà Phạm Thị Minh Hằng 

Có dấu hiệu của tội hành hạ người khác

Đó là khẳng định của luật sư Trương Thị Hòa sau khi xem những hình ảnh trẻ nhiễm HIV bị hành hạ trong bữa ăn tại Trung tâm Nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM).

>> Luật sư Trương Thị Hòa 

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY - TÀI PHONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên