08/10/2022 06:28 GMT+7

Tin sáng 8-10: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Kiến nghị Bộ Công an hướng dẫn xử lý hành vi trốn, chậm đóng BHXH; 4 loại sirô ho của Ấn Độ bị WHO cảnh báo nguy hiểm, chưa được lưu hành tại Việt Nam; Hơn 1 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động... là một số tin đáng chú ý hôm nay.

Tin sáng 8-10: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB - Ảnh 1.

Người lao động làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp - Ảnh: HÀ QUÂN

Hơn 1 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động

Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2022 là gần 1,08 triệu người, giảm 251.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2022 là 2,35%, giảm 0,64 điểm % so với cùng kỳ năm trước.

Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp 9 tháng năm 2022 là khoảng 413.000 người, chiếm 37,5% tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên.

Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên trong 9 tháng năm 2022 là 7,86%, giảm 0,04 điểm % so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,65%, giảm 1,14 điểm % so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB

Sáng sớm nay 8-10, trang web của Ngân hàng Nhà nước đăng tải khuyến cáo người dân không nên rút tiền trước hạn do lo ngại về những thông tin tiêu cực liên quan đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Thông cáo nêu: "Ngày 7-10-2022, trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn.

Về việc này, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.

Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người gửi tiền không nên rút tiền trước hạn, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền".

Kiến nghị Bộ Công an hướng dẫn xử lý hành vi trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Theo Trung tâm truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ ngày 3 đến 7-10, đoàn công tác liên ngành Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kiểm tra tại Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Qua kiểm tra, đoàn nhận định một số doanh nghiệp cố tình chậm nộp, thậm chí nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài do lợi dụng kẽ hở chính sách; chế tài xử lý chưa nghiêm; mức phạt hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội còn thấp.

Tin sáng 8-10: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB - Ảnh 2.

Thiếu tướng Trần Đình Chung - phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) - phát biểu tại buổi làm việc ở tỉnh Đồng Nai - Ảnh: BHXH Việt Nam

Có doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đơn cử như ở Đồng Nai, đến tháng 3-2022, có 369 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng trên 11.000 người lao động.

Đây là tội phạm mới được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2017 nên việc củng cố hồ sơ, tài liệu xử lý theo pháp luật gặp khó khăn, nhất là xác định giữa hành vi chậm đóng và trốn đóng.

Do đó, đại diện Bảo hiểm xã hội Bình Dương kiến nghị Bộ Công an và các bộ ngành liên quan ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thủ tục, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội thuận tiện khi đề nghị khởi tố theo điều 216 Bộ luật hình sự.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng kiến nghị xem xét việc chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hành vi vi phạm nghiêm trọng; có chế tài xử lý nghiêm hành vi mua bán sổ bảo hiểm xã hội; cấp khống giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm…

3 yêu cầu xem xét cấp bảo lãnh ngân hàng cho người vay

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 11 quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu.

Tin sáng 8-10: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB - Ảnh 3.

Nhân viên HD Bank hướng dẫn khách hàng về việc mở thẻ ngân hàng - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Cụ thể có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Nghĩa vụ được bảo lãnh hợp pháp.

Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá khả năng hoàn trả số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích gồm:

Cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.

4 loại sirô ho của Ấn Độ WHO cảnh báo nguy hiểm, chưa được lưu hành tại Việt Nam

Mới đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa phát đi cảnh báo về 4 loại sirô trị ho, cảm lạnh sản xuất tại Ấn Độ có thể liên quan đến vụ 66 trẻ em ở Gambia tử vong do tổn thương thận cấp.

Các sản phẩm này gồm: Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup, đều là các sản phẩm của Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd. có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ.

Tin sáng 8-10: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB - Ảnh 4.

4 loại sirô bị WHO cảnh báo - Ảnh: Outlook India

Trước thông tin này, đại diện Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết rà soát danh mục các thuốc được nhập về cho thấy Việt Nam chưa cấp số đăng ký lưu hành nào cho Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd, chưa cấp số đăng ký cho 4 sản phẩm trên. Đồng thời, Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd cũng không có hồ sơ nào đang nộp tại Cục Quản lý dược

Cục Quản lý dược cũng khuyến cáo người dân chỉ nên mua các thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng thuốc được cấp phép, được cấp số đăng ký lưu hành, tránh mua, sử dụng các sản phẩm trôi nổi.

Một số hoạt động đáng chú ý trong tuần tới 

- 8-10: Tọa đàm "Chính phủ và doanh nghiệp đồng hành vượt khó"

- 8-10: Triển lãm "Bác Hồ với thủ đô Hà Nội", Chương trình âm nhạc Mùa thu Hà Nội

- 8-10: TP.HCM phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2022, Đại lễ Maulid của người Hồi giáo, Đêm nhạc "Vũ điệu châu Âu"

- 9-10: Tại Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022 - Vietnam Digital Awards 2022 (VDA 2022)

- Từ ngày 9 đến 14-10: Tại Quảng Nam, Diễn đàn Du lịch Mekong năm 2022

- 9-10: Tại Hà Giang, Giải Marathon quốc tế "Chạy trên cung đường hạnh phúc"

- 9-10: Tại Bình Thuận, Lễ hội Dinh Thầy Thím năm 2022

- 10 đến 12-10: Phiên họp thứ 16 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

- 11 đến 12-10: Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ X, nhiệm kỳ 2022 - 2027

- 11-10: Giao lưu nghệ thuật "Hạnh phúc Vầng trăng khuyết tật"

- 12 đến 16-10: tại Cần Thơ, Liên hoan Truyền hình - Phát thanh Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2022

- 12 đến 28-10, tại Hà Nam, Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022.

Tin sáng 8-10: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB - Ảnh 5.
Tin sáng 8-10: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB - Ảnh 6.
Tin sáng 8-10: Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn liên quan SCB - Ảnh 7.
Tin sáng 7-10: Trạm thu phí BOT Cai Lậy chính thức thu phí trở lại; Sẽ kiểm toán nhiều dự án lớn Tin sáng 7-10: Trạm thu phí BOT Cai Lậy chính thức thu phí trở lại; Sẽ kiểm toán nhiều dự án lớn

TTO - Xử phạt 35 tỉ đồng các trường hợp gây khó khăn, nhũng nhiễu về đầu tư công; Sẽ kiểm toán nhiều dự án lớn, trong đó có cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành; Trạm thu phí BOT Cai Lậy chính thức thu phí trở lại... là những tin đáng chú ý.

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên