23/10/2014 06:00 GMT+7

Tiêu điểm: "Mặt cười", "mặt mếu" tiện nhưng không có cảm xúc

TTO
TTO

TTO - Việc giáo viên dùng mộc gỗ, "mặt cười", "mặt mếu"... nhận xét bài học sinh, TS xã hội học Phạm Thị Thúy cho rằng việc này tiện nhưng không thể hiện được cảm xúc của giáo viên.

Sau khi Tuổi Trẻ thông tin về việc một số trường tiểu học ở Hà Nội sử dụng nhận xét bằng dấu gỗ đối với học sinh tiểu học, nhiều bậc phụ huynh, giảng viên và nhà tâm lý học đã lên tiếng về vấn đề này.

Một vị phụ huynh có con học tại trường tiểu học Nguyễn Thái Bình (Quận 12) cho rằng việc để giáo viên nhận xét bằng dấu gỗ chỉ gây lãng phí, không có tác dụng nhiều:

>> Phụ huynh

Comment bài viết Đánh giá học sinh tiểu học: đóng dấu thay lời phê đăng trên Tuổi Trẻ hôm qua, độc giả Vương Hường chia sẻ: "Tôi từng là học sinh và đang là giáo viên (không phải cấp tiểu học), tôi nghĩ giáo viên nên trực tiếp viết lời phê. Bởi nhìn nét chữ và đọc nội dung lời phê của cô học sinh mới có nhiều động lực học hơn, mới cảm nhận được tất cả sự quan tâm của cô dành cho mình. Mỗi lần viết văn được cô nhận xét tôi rất trân trọng những lời phê đó. Giờ đây, tôi có con đi học sắp vào lớp 1, có lẽ tôi cũng sẽ rất vui nếu vở của con mình được cô trực tiếp cầm bút nhận xét".

Theo TS Hoàng Tuyết, giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chủ trương đổi mới của Bộ GD-ĐT thể hiện một quan điểm tiến bộ trong giáo dục: từ chấm điểm sang đánh giá thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển của các em bằng những nhận xét, khích lệ của cô giáo.

Tuy nhiên, TS Hoàng Tuyết (ĐH Sư Phạm TP.HCM) cũng bày tỏ những băn khoăn về việc giáo viên tiểu học sử dụng những dấu gỗ có sẵn nội dung:

>> TS Hoàng Tuyết 

Một giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM) cho biết đã có cuộc thảo luận giữa các giáo viên và đa số đều đồng ý với quy định mới là chuyển từ chấm điểm sang đánh giá bằng nhận xét. Cô cũng cho rằng điều này sẽ không gây áp lực lên vai học sinh như trước đây.

Tuy nhiên, giảng viên này cho biết theo tinh thần của thông tư 30, việc sử dụng những "nhận xét dấu gỗ" là không phù hợp, bởi "thông tư đặt ra yêu cầu rất cao với giáo viên tiểu học là phải nhận xét từng học sinh với đặc điểm tâm sinh lý và sự tiếp nhận khác nhau".

Những con dấu của giáo viên đặt hàng tại một cơ sở sản xuất con dấu ở Hà Nội và nhận xét được đóng dấu trên vở học sinh - Ảnh: N.Khánh - V.Hà

TS xã hội học Phạm Thị Thúy cho biết việc sử dụng nhận xét bằng dấu gỗ là một giải pháp giáo viên buộc phải nghĩ ra để "đối phó", vì một lúc giáo viên không đủ sức để phê cho tất cả mấy chục học sinh trong lớp.

>> TS Phạm Thị Thúy 

Có cùng suy nghĩ này, TS Hoàng Tuyết còn nói thêm rằng lời phê cố định đôi khi phù hợp, đôi khi thì không nhưng cũng không thể trách giáo viên được vì nhiều lý do bất khả kháng:

>> TS Hoàng Tuyết 

TS Hoàng Tuyết đưa ra những lý do cụ thể khiến giáo viên lúng túng trong việc đưa ra nhận xét, đánh giá học sinh và phải dùng đến giải pháp tình thế là những nhận xét dấu gỗ:

>> TS Hoàng Tuyết 

Đấy là phương pháp tình thế thôi

Theo TS Phạm Thị Thúy, dấu gỗ thì tiện nhưng lại không thể hiện được cảm xúc của giáo viên khi đọc bài của học trò. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhận xét bằng dấu gỗ cũng không phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

>> TS Phạm Thị Thúy 

Một học sinh lớp 2 Trường tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) với quyển vở đóng dấu lời phê “Cô khen” - Ảnh nhỏ: con dấu khắc sẵn lời phê của giáo viên - Ảnh: Nguyễn Khánh

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội tâm lý GD Hà Nội cũng cho rằng học sinh tiểu học tiếp thu kiến thức phần nhiều qua cảm nhận và giáo viên cần phải biết cách khích lệ các em.

“Thay vì dùng điểm thì bây giờ dùng ký hiệu. Đấy là phương pháp tình thế thôi” – TS Nguyễn Tùng Lâm nói về những ký hiệu "mặt cười", "mặt mếu"

>> TS Nguyễn Tùng Lâm 

TS Hoàng Tuyết chỉ ra vấn đề căn bản ở đây chính là làm thế nào để thông tư 30 thật sự đi vào thực tế và phát huy tính nhân văn của nó. Theo bà Tuyết, với các nước, trước khi áp dụng một nội dung mới, họ đều có sự chuẩn bị “trọn gói” chứ không phải gấp gáp và gây lúng túng như ở Việt Nam:

>> TS Hoàng Tuyết 

Kết quả khảo sát do TTO thực hiệnĐến 22g ngày 22-10, đã có 2106 bạn đọc click chọn câu trả lời khảo sát trên TTO:

* 1309 người đồng tình với quan điểm vẫn giữ cách chấm điểm như trước đây.

* 572 cho rằng giáo viên nên trực tiếp viết lời phê.

* 171 ý kiến nói nên dùng hoa, cờ hoặc đóng dấu lời phê theo mẫu.

* 54 ý kiến khác. 

 

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên