![]() |
Chiếc trống tại chòi canh của đội. Khi có tai nạn, trống sẽ gióng ba hồi sáu tiếng, các thành viên dù ở đâu cũng phải về ứng cứu - Ảnh: Q.Hội |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Người tài xế bất tỉnh bị kẹp chặt trong thùng xe, chiếc xe tải cứ tuột dần xuống miệng vực. Đúng lúc đó, từ trong sương mù trên đèo Cón xuất hiện một nhóm người trùm áo mưa, phóng xe Minsk lao đến, họ rọi đèn pin xuống vực sâu.
Rồi nhanh như cắt họ chuyền dây thừng cho nhau để ba người bám dây, lần theo các khe đá từng bước tới chỗ chiếc xe tải lâm nạn. Người lái xe đã bất tỉnh được cột dây để kéo lên trên miệng vực. Một nhóm khác chia nhau ra đứng rải trên đèo dùng đèn pin hướng dẫn xe cộ qua lại. Tiếng trống báo động vang khắp núi rừng...
“Đội đặc nhiệm” trong sương mù
Kiêm luôn... bắt cướp Kể từ khi có đội "đặc nhiệm" hướng dẫn giao thông và tham gia cứu hộ, số vụ tai nạn và thương vong trên đèo Cón đã giảm một cách đáng kể. Ngoài việc cứu hộ, đội "đặc nhiệm" còn kiêm luôn cả tuần tra an ninh. Cuối năm 2005, một băng cướp năm tên định tấn công, trấn lột ôtô chở khách đã bị các thành viên "đội đặc nhiệm" phát hiện vây bắt, giao cho công an xử lý. |
Đó là một trong nhiều chiến công của đội “đặc nhiệm” cứu hộ tai nạn giao thông đèo Cón do những người nông dân xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ lập ra từ cuối năm 2003.
Anh Đinh Văn Thắng, đội trưởng đội “đặc nhiệm”, cho biết mấy năm trước bình quân mỗi tháng tại con đèo Cón xảy ra ít nhất 10-15 vụ xe tải, ôtô tông nhau, xe rơi xuống vực, đâm vào vách đá... Nếu không có người chết thì cũng thương tật suốt đời mà phần lớn là không được cứu chữa kịp thời.
Nguyên nhân tai nạn là do con đèo này nằm trên tuyến giao thông quan trọng, nối liền Phú Thọ với các tỉnh Tây Bắc dốc cao dựng đứng, sương mù dày đặc nên ngay cả giới lái xe “tay lái lụa” chuyên trị đường đèo phía Bắc cũng vẫn bị “bẫy” sương mù làm lạc tay lái. Địa bàn Thu Cúc lại toàn là rừng núi hiểm trở, vắng vẻ nên rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra phải vài tiếng đồng hồ sau các ngành chức năng mới phát hiện được.
Từ đèo Cón đến trung tâm huyện Tân Sơn cũng mất vài chục cây số. Nhiều trường hợp lẽ ra nếu công tác cứu hộ được triển khai kịp thời sẽ giảm đáng kể số vụ thương vong vì tai nạn. “Chúng tôi đã từng chứng kiến những cái chết rất đau lòng do không được cứu chữa kịp thời. Những cái chết cứ ám ảnh mãi, mình là dân địa phương, thông thạo đường đi, ngóc ngách, cần phải làm một việc gì đó có ích cho mọi người”, anh Thắng nói.
Sau khi bàn bạc với nhau, 12 nông dân xã Thu Cúc đã tình nguyện thành lập hẳn một đội “đặc nhiệm” phản ứng nhanh không hưởng lương chuyên đảm trách công việc cứu hộ tai nạn trên con đèo này.
Khi có tai nạn họ kịp thời có mặt, sơ cấp cứu cho người bị tai nạn rồi chở người bị nạn về trạm y tế xã hay hộ tống đến bệnh viện huyện, tỉnh. Đồng thời, lực lượng này cũng đảm trách luôn công việc tuần tra, hướng dẫn xe cộ lưu thông ở những khúc quanh nguy hiểm và kiêm luôn việc tham gia giải tỏa, thông đường mỗi khi đường đèo bị sạt lở, tắc đường vào mùa mưa lũ...
Một ca trực gồm sáu người, bốn người túc trực ở hai chân đèo để hướng dẫn xe cộ qua lại, còn hai người chia nhau đi tuần bằng xe Minsk khắp cung đường đèo. Cứ luân phiên nhau trong ngày, tốp này trực thì tốp kia ở nhà lo việc đồng áng.
“Phải tranh thủ như vậy vì ai cũng là lao động chính của gia đình. Vừa lo việc cứu hộ vừa lo mưu sinh. Nhưng dù không trong ca trực, khi đang ở ngoài đồng mà nghe tiếng trống nổi lên là tất cả tập trung lên hiện trường ngay” - anh Thắng cho biết.
Nghĩa hiệp thời nay
![]() |
Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại đèo Cón Ảnh: Công ty giao thông miền Bắc |
Không riêng anh Hiệp, các gia đình thành viên “đặc nhiệm” cứ đến giờ cơm trưa, cơm chiều, các chị vợ lại lục tục mang cơm ra chốt gác cho chồng mình trực chiến.
“Chúng tôi có qui định hẳn hoi, người nào bỏ vị trí trực chiến là xem như “đào ngũ”, sẽ bị cả đội họp phê bình ngay” - anh Hiệp bảo vậy. Hằng tuần đội đều có họp giao ban, báo cáo tình hình tuần tra, đề xuất những biện pháp khắc phục, giảm bớt tai nạn. Mỗi tháng đội đều có những đợt tổng dượt công tác cứu hộ, sơ cấp cứu tai nạn do hội chữ thập đỏ xã, huyện tập huấn.
Hầu như thành viên nào cũng đều mang “thương tích” do tham gia cứu hộ. Trong một lần cứu một chiếc xe tải chở nhựa đường bị tuột dốc, lật bánh, ông Giảo bị nhựa đường đổ ập lên người phỏng nặng phải đưa đi cấp cứu.
Anh Đinh Văn Thắng cũng bị gãy tay trong một lần bám miệng vực để cõng một người tài xế bị nạn. Ông Giảo nói: “Nhiều người bảo chúng tôi làm chuyện bao đồng, ăn cơm nhà lo vác tù và hàng tổng. Nhưng mặc kệ, việc mình làm tốt cho xã hội là được rồi”.
Đèo Cón, một con đèo dài gần chục cây số, nằm trên những vực sâu hun hút thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, được mệnh danh là đèo "tử thần" với những tai nạn thảm khốc thường xuyên xảy ra. Một đội "đặc nhiệm" là những người nông dân với tinh thần nghĩa hiệp đứng ra hỗ trợ các loại xe cộ vượt đèo và cứu nạn trong tình huống khẩn cấp. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận