19/12/2023 11:55 GMT+7

Tiền dịch vụ xử lý nước thải và thoát nước tăng đều mỗi năm 5%

Trước thông tin Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV Sawaco cho biết sẽ thu hộ tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải cho TP, nhiều người dân thắc mắc số tiền này sẽ dùng cho những việc gì.

Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát tại quận 12, TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát tại quận 12, TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trước tiên cần hiểu rõ đây không phải là tiền mới phát sinh từ năm 2024.

Việc thu này được quy định tại quyết định 17 của UBND TP.HCM ban hành năm 2021 về phí thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn TP giai đoạn 2022-2025. Còn trước đây tiền này là phí bảo vệ môi trường.

Theo đó, lộ trình thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tính trên giá nước cấp sẽ tăng 5% mỗi năm.

Tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại TP.HCM
NămLộ trình thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải dựa trên đơn giá nước cấp.
202215%
202320%
202425%
202530%

Quyết định này quy định các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có hoạt động xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước, nguồn tiếp nhận (sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thì phải chịu tiền dịch vụ này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 19-12, Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng) cho biết tiền này sẽ nộp về ngân sách thành phố.

TP sẽ bố trí để sử dụng cho các mục đích đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước và các chi phí hợp lý khác theo quy định hiện hành.

Trước đó, trong tờ trình về vấn đề này, Sở Xây dựng TP.HCM cũng nhận định việc thu này căn bản tạo sự công bằng trong xã hội.

Người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm của mình trong việc xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường thông qua việc phải chi trả chi phí cho hoạt động đó.

Số tiền thu được có thể đáp ứng cho chi phí của các hoạt động quản lý vận hành, duy tu, bảo trì hệ thống thoát nước, nước thải, bùn thải trong giai đoạn tiếp theo.

Điều này sẽ giúp cho việc giảm mức bao cấp từ ngân sách TP. Đồng thời đảm bảo nguồn chi trả nợ vay từ các hoạt động đầu tư vào hệ thống thoát nước từ vốn ODA và khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư bằng hình thức đối tác công tư (PPP).

Xử lý nước thải ở TP.HCM hiện nay ra sao?

Theo quy hoạch đến năm 2025, TP.HCM sẽ có 12 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất gần 3 triệu m³/ngày. Trong đó, các nhà máy có công suất lớn tập trung ở lưu vực kênh Tàu Hủ - kênh Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, lưu vực Đông Sài Gòn, lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm và lưu vực Tham Lương - Bến Cát.

Trong quy hoạch là vậy nhưng trên thực tế hiện nay TP.HCM mới đang vận hành ba nhà máy xử lý nước thải gồm Bình Hưng công suất 141.000m³/ngày, Bình Hưng Hòa công suất 30.000m³/ngày, Tham Lương - Bến Cát công suất thực tế khoảng 15.000m³/ngày.

Ngoài ra còn bốn trạm xử lý nước thải của khu dân cư gồm Tân Quy Đông công suất 500m³/ngày, khu tái định cư 17,3ha Bình Khánh công suất 3.000m³/ngày, khu tái định cư Vĩnh Lộc B công suất 3.700m³/ngày, khu tái định cư 38,4ha Bình Khánh công suất hơn 7.000m³/ngày.

Mỗi ngày TP.HCM thải ra xấp xỉ 1,6 triệu m³ nước thải nhưng chỉ xử lý được chưa tới 200.000m³ và có khoảng 1,4 triệu m³ nước thải vẫn đổ ra môi trường sông, kênh, rạch.

Năm 2024, người dân TP.HCM xài 100.000 đồng nước sạch, phải đóng thêm phí 25.000 đồngNăm 2024, người dân TP.HCM xài 100.000 đồng nước sạch, phải đóng thêm phí 25.000 đồng

Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV Sawaco cho biết đơn vị sẽ thu hộ phí thoát nước, xử lý nước thải cho TP với mức phí năm 2024 là 25% giá trị hóa đơn nước sạch.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên