Nhiều tiệm vàng tăng "phòng thủ" sau vụ niêm phong vàngGiải tỏa 559 lượng vàng bị niêm phong
Phóng to |
Công an Q.Bình Thạnh thống kê, niêm phong vàng tại tiệm vàng Hoàng Mai ngày 24-4 - Ảnh: Đức Thanh |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Mai nói đang rất mệt mỏi, khủng hoảng tinh thần phải nằm viện để được các bác sĩ chăm sóc. Bà Mai cũng cho biết: Chiều 24-4, tôi nhận thông báo của nhân viên về việc tiệm vàng bị Công an vào khám xét. Khi về tới nhà, hàng chục cán bộ công an cả mặc sắc phục lẫn thường phục đứng từ tầng hầm lên trên, tôi không phạm tội gì mà họ đối xử với tôi như tội phạm.
"Họ buộc tôi phải mở hết các két sắt, tủ cá nhân, nếu không làm sẽ còng tay tôi và kêu thợ khoá tới đập. Quá sợ hãi, tôi phải mở các tủ, họ thu đưa toàn bộ ngoại tệ, vàng là tài sản tích luỹ của cha mẹ và gia đình tôi ra để lập biên bản, đòi đưa đi tạm giữ. Tôi phát hiện họ ra quyết định trái luật nên phản ứng, không cho họ mang đi nhưng cuối cùng vì quá mệt mỏi, khủng hoảng, tôi phải chấp nhận để họ đưa toàn bộ ngoại tệ đi để tạm giữ, còn lại niêm phong 559 lượng vàng để lưu giữ ở tiệm", bà Mai nói.
Vì quá căng thẳng và khủng hoảng sau vụ việc, tôi đã có văn bản gửi Chi cục thuế Q.Bình Thạnh xin ngừng kinh doanh tới hết năm 2014 để chăm sóc sức khoẻ sau cú sốc này.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, sau khi niêm phong 559 lượng vàng của bà Mai thì ngày 26-4, công an Bình Thạnh đã giải tỏa niêm phong số vàng trên vì cho rằng bà Mai đã chứng minh được đó là tài sản của gia đình.
Có dấu hiệu lạm quyền của công an Bình Thạnh Liên quan đến việc này Luật sư Trương Xuân Tám (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết: Pháp luật hiện hành không cấm người dân cất trữ vàng. Nghị định 24/2012 của Chính phủ chỉ quy định về điều kiện kinh doanh vàng miếng chứ cũng không nghiêm cấm người dân cất trữ vàng miếng. Vì thế, người dân hoàn toàn có quyền cất trữ tài sản bằng hình thức trữ vàng miếng mà không nhất thiết phải xuất trình hóa đơn chứng từ về số vàng đang cất trữ. Nếu có chứng cứ cho rằng tiệm vàng Hoàng Mai có vi phạm trong kinh doanh vàng miếng thì công an Bình Thạnh mới có quyền tiến hành các thủ tục tạm giữ vàng miếng - là tang vật, hàng hóa vi phạm để làm rõ và xử lý theo pháp luật. Theo trả lời của trung tá Đặng Ngọc Vinh, đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Q.Bình Thạnh thì cơ quan chức năng chỉ có “bằng chứng” về việc mua bán ngoại tệ (100USD) trái phép của tiệm vàng này. Nếu chỉ có bằng chứng về vi phạm trong thu đổi ngoại tệ thì công an có quyền lập biên bản vi phạm hành chính (làm cơ sở xử lý vi phạm của tiệm vàng này). Tuy nhiên, công an Bình Thạnh cũng chỉ có thể lập biên bản tạm giữ đúng số ngoại tệ vi phạm là 100 USD, chứ cũng không có quyền tạm giữ tất cả các ngoại tệ khác mà tiệm vàng đang cất giữ nếu không có bằng chứng về việc trao đổi, mua bán ngoại tệ trái phép đối với số ngoại tệ kia. Việc thu giữ thêm những ngoại tệ khác tại tiệm vàng Hoàng Mai của công an Bình Thạnh là không có căn cứ. Việc công an Bình Thạnh niêm phong, tạm giữ 559 lượng vàng của tiệm vàng Hoàng Mai lại càng không có căn cứ, có dấu hiệm lạm quyền của công an trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh tại tiệm vàng này, rất cần các cơ quan chức năng làm rõ. Chỉ khi nào có bằng chứng cho rằng tiệm vàng Hoàng Mai mua bán màng miếng trong khi tiệm vàng không được cấp phép thì cơ quan chức năng mới có quyền tạm giữ tang vật vi phạm. Còn trong khi đang kiểm tra xử lý vi phạm trong kinh doanh ngoại tệ mà công an lại “nhân tiện” lập biên bản thu giữ luôn cả số vàng miếng trong tiệm vàng, là tài sản của gia đình họ là không có căn cứ, trái với quy định về trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận