Vỡ thủy điện Ia Krel 2: Cần xử nghiêm chủ đầu tưThanh tra nguyên nhân vỡ đê thủy điện Ia Krel 2
Nước tràn vào khu đập bị vỡ - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ |
Cuộc họp với 37 tỉnh, thành có thủy điện đã đưa ra nhiều thực trạng có thể giải thích cho những sự cố thủy điện nhỏ như vụ vỡ đê quai đập Ia Krel 2 vừa diễn ra…
Đặc biệt, qua sự cố vỡ đê quai đập Ia Krel 2 vừa diễn ra khiến nhiều người quan tâm, báo cáo của Bộ Công thương đã thẳng thắn nêu: vẫn có trường hợp chủ đầu tư cố tình tự điều chỉnh quy mô thủy điện, không báo cáo trong quá trình thi công…
Đáng chú ý, Bộ Công thương cũng chính thức nhấn mạnh quan điểm yêu cầu thủy điện không được xả nước vượt quá lượng nước tự nhiên về hồ để ngăn chặn khả năng lũ chồng lũ…
Theo báo cáo của Bộ Công thương, thời gian qua các bộ ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp quản lý, lập kế hoạch hành động để thực hiện nghị quyết của Chính phủ cũng như nghị quyết của Quốc hội để tăng cường kiểm soát, quản lý các thủy điện.
Số liệu chính thức của Bộ Công thương cho biết hiện VN đang có tới 284 công trình thủy điện đang vận hành và phát điện; 204 dự án đang thi công xây dựng, dự kiến từ nay đến năm 2017 sẽ vận hành.
Ngoài ra, còn tới 250 dự án đang nghiên cứu đầu tư. 78 dự án khác hiện chưa có nhà đầu tư đăng ký, chưa nghiên cứu đầu tư, hiện đang được tiếp tục rà soát về hiệu quả kinh tế.
Trong khi đó, đánh giá việc tuân thủ các quy định vè quản lý chất lượng công trình thủy điện, Bộ Công thương cho thấy bức tranh có nhiều điểm đáng lo ngại.
Cụ thể, mặc dù công nhận đa số chủ đầu tư thủy điện đều thực hiện đúng Luật xây dựng, các văn bản hướng dẫn… nhưng khi đọc báo cáo, ông Đặng Huy Cường, tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương, thừa nhận với nhiều chủ đầu tư nhỏ, việc quản lý chất lượng công trình là “chưa chặt chẽ”.
Có chủ đầu tư quyết bỏ tiền đầu tư dự án thủy điện nhỏ nhưng lại không có đội ngũ chuyên môn, kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng thủy điện. Tư vấn thì mới thành lập, nhà thầu thiếu nhân lực và thiết bị.
Đặc biệt, trong quá trình đầu tư xây dựng, Bộ Công thương nêu có chủ đầu tư thủy điện tự ý điều chỉnh quy mô, thay đổi cả thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công so với hồ sơ thiết kế đã được các cấp thẩm quyền góp ý.
Quá trình thi công họ cũng không báo cáo tình hình triển khai xây dựng cho các cơ quan chức năng theo quy định…
Bộ Công thương cho biết đã kiểm tra, rà soát điều kiện, năng lực các đơn vị tư vấn liên quan đến lĩnh vực thủy điện ở khu vực phía Bắc.
Hiện tại đã kiểm tra được 48/65 đơn vị tư vấn trên địa bàn TP Hà Nội, kết quả, đã yêu cầu loại bỏ ngành nghề hoạt động tư vấn quy hoạch thủy điện, tư vấn đầu tư xây dựng và giám sát thi công thủy điện đối với 03 đơn vị.
Vấn đề được quan tâm hàng đầu là làm gì để xả lũ không gây thiệt hại cho người dân vùng hạ du, Bộ Công thương khẳng định quan điểm chủ đạo khi xây dựng quy trình cho các đập thủy điện là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, an toàn hạ du và đảm bảo tính linh hoạt cho người điều hành trực tiếp, trên cơ sở các quy định ràng buộc trong quy trình.
Theo ông Đặng Huy Cường, nguyên tắc cơ bản về chống lũ được quy định cho tất cả các công trình thủy điện là không làm gia tăng lưu lượng đỉnh lũ.
Cụ thể là “việc mở các cửa van đập tràn phải tiến hành lần lượt để lưu lượng xả qua các tổ máy phát điện và đập tràn không được lớn hơn lưu lượng tự nhiên vào hồ cùng thời điểm” – ông Cường nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận