Bạn đọc @hami94 gửi câu hỏi trên tới Tuổi Trẻ Online.
- ThS luật Phan Nguyễn Bảo Ngọc trả lời:
Chúng ta có thể hiểu quỵt nợ là tranh chấp về hợp đồng vay tài sản mà phía người vay không hoàn trả tiền cho người cho vay. Trong trường hợp này, đa số sẽ lựa chọn đến các văn phòng luật sư để nhận tư vấn và hỗ trợ khởi kiện nhằm tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, nếu bạn đọc muốn tự khởi kiện thì có thể tham khảo quy trình một cá nhân kiện một cá nhân về hợp đồng vay tài sản như sau:
Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện; tài liệu, chứng cứ chứng minh việc khởi kiện có căn cứ và hợp pháp; bản sao công chứng CMND/CCCD, hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu.
Bạn đọc có thể tham khảo điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện hoặc nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tài liệu, chứng cứ đính kèm hồ sơ khởi kiện là hợp đồng vay tài sản bằng văn bản. Trong trường hợp sử dụng hợp đồng miệng, phải có video quay lại quá trình cho vay, hoặc nhân chứng, hoặc sao kê giao dịch.
Thứ hai, nộp hồ sơ khởi kiện. Đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân, nơi có thẩm quyền thụ án là tòa án nhân dân cấp huyện.
Bạn đọc có thể nộp hồ sơ khởi kiện lên tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận vay bằng văn bản, có thể nộp hồ sơ tại nơi nguyên đơn cư trú, làm việc. Bạn đọc cũng có thể nộp hồ sơ tại tòa án nơi thành lập hợp đồng vay tài sản.
Với tranh chấp có tính chất nước ngoài hoặc phức tạp hơn, hồ sơ khởi kiện thuộc thẩm quyền sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bạn có vấn đề về hôn nhân gia đình, tài sản, đất đai, bản quyền, hợp đồng kinh tế, thuế... cần được luật sư tư vấn cụ thể, vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận