Phóng to |
Pfizer sẽ còn phải tiếp tục bồi thường cho nhiều gia đình khác cũng có con chết hay bị tàn tật trong vụ thử thuốc này.
Cha mẹ của bốn trẻ mắc bệnh viêm màng não dùng kháng sinh mới của Pfizer đã là những người đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý 15 năm dài chống lại gã khổng lồ ngành dược này.
Những vụ kiện hãng dược gần đây Năm 2010: Sanofi của Pháp đã phải trả hơn 110.000 USD phí điều trị cho những người tình nguyện thử thuốc của hãng vào năm 2010 ở Ấn Độ. 16 trong tổng số 25 người thiệt mạng đã được bồi thường. Trong vụ này, Ấn Độ đã phát hiện hàng loạt hãng dược lớn có liên quan khác gồm Bristol Myers Squib, Bayer, Pfizer, Quintiles, Eli Lilly, Amgen và Wyeth. Năm 2004 và 2006: Tập đoàn Johnson & Johnson, nhà sản xuất loại thuốc Topamax, bị Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ cảnh cáo nhiều lần vì những tác dụng phụ của thuốc Topamax đối với phụ nữ mang thai. Johnson & Johnson phải nộp phạt 6,1 triệu USD do quảng cáo gây hiểu nhầm. Tác dụng phụ của thuốc này khiến trẻ sơ sinh bị hở môi, rối loạn trao đổi chất, sốt, giảm thị lực. |
Kết quả là năm trẻ sử dụng Trovan và sáu trẻ sử dụng ceftriaxone thiệt mạng. Cha mẹ những đứa trẻ này đã không được Pfizer cho biết về việc thử nghiệm thuốc trên con cái của họ. Các gia đình tố cáo con cái họ đã uống lượng kháng sinh thấp hơn liều chỉ định, do đó nhiều trẻ bị tổn thương não dẫn đến liệt, nói lắp, mù, điếc hay bại não.
Pfizer biện hộ rằng 11 trẻ bị chết và hàng chục trẻ khác bị tàn tật là do tai biến của bệnh viêm màng não chứ không phải do thuốc của họ. Pfizer nhấn mạnh thuốc này chỉ được sử dụng trên những trẻ bị bệnh rất nặng. Theo Pfizer, Trovan đã được kiểm nghiệm trên 5.000 người Mỹ và châu Âu và cứu sống 94% trẻ em mắc dịch viêm màng não.
Tuy mạnh miệng, nhưng vào năm 2009 Pfizer lại đã thỏa thuận với chính quyền bang Kano để dàn xếp vụ việc bên ngoài tòa án với số tiền bồi thường 75 triệu USD và thành lập một quỹ 35 triệu USD để bồi thường và chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân. Một người cha có con gái chết trong vụ thử nghiệm thuốc phàn nàn ông không biết chừng nào mình mới nhận được tiền bồi thường. “Chúng tôi đã quá ngao ngán với vụ kiện này. Con cái chúng tôi đã chết hoặc bị tàn tật, còn những kẻ cơ hội đã trở nên giàu có”.
Nhưng Pfizer cũng không dễ dàng đồng ý bồi thường cho những người dân ở một nước châu Phi nghèo đói, lạc hậu. Theo tài liệu ngoại giao do trang web Wikileaks công bố năm 2010, Pfizer đã thuê thám tử bới móc quá khứ của Bộ trưởng Tư pháp Michael Aondoakaa nhằm gây áp lực để buộc ông từ bỏ các hoạt động pháp lý chống lại Pfizer.
Pfizer tung ra thị trường thuốc kháng sinh Trovan vào năm 1998 ở Mỹ và châu Âu. Loại thuốc này bán khá chạy nhưng sau đó đã bị thu hồi ở châu Âu và bị hạn chế sử dụng tại Mỹ do gây nhiễm độc gan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận