21/08/2016 09:55 GMT+7

Thị trường việc làm ASEAN: Cơ hội nào cho người Việt?

NGUYỄN PHI VÂN
NGUYỄN PHI VÂN

TTO - Cánh cửa ASEAN đang mở ra như một cơ hội đầy hấp dẫn cho người lao động trong khu vực nhưng có bao nhiêu người Việt đã sẵn sàng để đón nhận cơ hội này?

Các học viên học nghề lắp ráp giàn giáo để đi xuất khẩu lao động - Ảnh: QUANG PHƯƠNG
Các học viên học nghề lắp ráp giàn giáo để đi xuất khẩu lao động - Ảnh: QUANG PHƯƠNG
Nếu không có sự đầu tư của Nhà nước vào nguồn vốn con người, Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu lao động phổ thông và nhập khẩu lao động kỹ năng cao trong những năm tới

ASEAN đang chứng kiến sự dịch chuyển về lao động theo các xu hướng trái ngược nhau.

Câu hỏi từ một hội thảo

Tháng 4-2016, sau buổi diễn thuyết về đề tài thị trường bán lẻ châu Á diễn ra ở Singapore, tôi tình cờ gặp và trò chuyện với Steven, trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp bán lẻ khá lớn tại đảo quốc sư tử.

Điều làm tôi tò mò là với tư cách trưởng phòng của một tập đoàn bán lẻ tầm cỡ tại một đất nước phát triển như Singapore, anh cần gì ở hội thảo này, nhất là khi mô hình kinh doanh của công ty anh đã phát triển khá rộng khắp tại nhiều nước châu Á.

Hội thảo dù diễn ra ở Singapore nhưng đại biểu lại chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển như Indonesia, Philippines, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Campuchia...

Câu hỏi của tôi được anh trả lời hết sức tự nhiên: “Chính phủ Singapore khuyến khích người dân nâng cao kỹ năng và kiến thức, qua đó nâng cao hiệu quả lao động. Tôi đi tham dự hội thảo hay các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng thế này là chính phủ trả tiền đó chứ”!

Hỏi ra mới biết trong chiến lược nâng cao hiệu quả lao động cho người dân Singapore, chính phủ thanh toán lại các khoản đầu tư vào huấn luyện và đào tạo.

Trong hành trình đi làm hội thảo và diễn thuyết ở ASEAN, có lẽ số lượng khán giả nhiệt tình đi học vì không phải đóng phí mà tôi thấy nhiều nhất là tại Singapore và Malaysia, hai quốc gia đầu tư lớn vào nguồn vốn con người.

Cũng chính vì vậy, khi họ tuyên bố và đưa ra chiến lược làm cho đất nước mình trở thành trung tâm kinh tế của khu vực ASEAN, tôi không mấy ngạc nhiên. Dù sao tuyên bố của hai quốc gia này cũng có những cơ sở thực tiễn hơn so với Philippines hay Thái Lan.

Có điều, nếu họ đầu tư nhiều hơn vào nguồn vốn con người, chuyện gì sẽ xảy ra khi cộng đồng ASEAN mở ra cơ hội việc làm bình đẳng cho mọi người dân trong khu vực?

Hai xu hướng trái ngược

Sự dịch chuyển về lao động ở ASEAN thật ra đã nhộn nhịp từ những năm 1990, khi số lượng lao động dịch chuyển trong phạm vi khối ASEAN đã là 1,5 triệu người. Đến năm 2013, con số này tăng lên 6,5 triệu (nguồn: Liên Hiệp Quốc).

Ba quốc gia có số lượng lao động ASEAn đến làm việc cao nhất là Singapore, Malaysia và Thái lan, với tổng số lao động dịch chuyển đến ba quốc gia này chiếm 97% tổng số lao động dịch chuyển trong khu vực.

Tại Singapore, người đến làm việc chủ yếu là người Malaysia (45% tổng số lao động nhập cư), tiếp theo là Indonesia (6,6%) và Thái lan (0,6%). Tại Malaysia, các nguồn lao động nhập cư chủ yếu lại đến từ Indonesia (42,6%), tiếp đến là Myanmar (10%), VN (3,5%) và Singapore (3,2%).

Tại Thái Lan, 50,8% nguồn lao động nhập cư là từ Myanmar, tiếp theo theo là Lào (24,9%) và Campuchia (20,2%).

Lý do dịch chuyển lao động từ các nước ASEAN sang Singapore, Malaysia và Thái Lan thật ra cũng vô cùng dễ hiểu nếu so sánh lương trung bình của 10 nước thành viên ASEAN. Cụ thể, ba nước dẫn đầu là Singapore 3.547 USD/tháng, Malaysia 609 USD và Thái Lan 357 USD.

VN có mức lương tháng trung bình là 181 USD, đứng sau Philippines nhưng trên Indonesia, Myanmar, Campuchia và Lào (nguồn: Tổ chức Lao động quốc tế).

Tuy nhiên, sự dịch chuyển lao động từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập cao hơn diễn ra chủ yếu trong phạm vi lao động phổ thông hoặc lao động đòi hỏi kỹ năng thấp. Ví dụ tại Malaysia, số lượng lao động được xếp vào hạng đòi hỏi kỹ năng cao như trưởng phòng, chuyên viên, kỹ thuật viên chỉ chiếm 10,2% tổng số lao động nhập cư vào Malaysia và 3,1% tổng số lao động nhập cư vào Thái Lan.

Trong khi đó, các chính sách về thị trường lao động tự do của cộng đồng kinh tế ASEAN lại chú trọng vào tầng lớp lao động có kỹ năng cao, đặc biệt là các chuyên ngành như cơ khí, y tá, kiến trúc, kiểm định, y nha khoa, kế toán và du lịch.

Điều này cũng có nghĩa sự dịch chuyển của thị trường lao động có kỹ năng sẽ chủ yếu ở chiều ngược lại, từ quốc gia phát triển hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan sang các quốc gia kém phát triển hơn.

Lơ mơ về AEC

Giữa tháng 8-2016, trong một hội thảo với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN, tôi hỏi các bạn biết gì về AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN), khoảng 100 bạn trẻ trả lời vài câu lơ mơ như là lần đầu tiên nghe về một cộng đồng kinh tế.

Vài ngày sau, trong một buổi chia sẻ với sinh viên một số trường đại học, tôi hỏi các bạn có biết rằng người trẻ VN có cơ hội làm việc tại các nước thành viên ASEAN. Các bạn nhao nhao hỏi thông tin vì đây là lần đầu tiên được nghe về cơ hội làm việc ở nước ngoài.

NGUYỄN PHI VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên