18/01/2022 08:00 GMT+7

Thêm cơ hội sinh con khỏe mạnh cho vợ chồng vô sinh

K.H
K.H

Theo các chuyên gia, vợ chồng lớn tuổi, AMH thấp, nội mạc mỏng, vô tinh, hiếm muộn nhiều năm vẫn có thể thụ tinh ống nghiệm bằng chính trứng, tinh trùng của mình nhờ các kỹ thuật mới.

Thêm cơ hội sinh con khỏe mạnh cho vợ chồng vô sinh - Ảnh 1.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật micro-TESE tìm tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh. Ảnh: P.L

Tăng cơ hội có con cho vợ chồng vô sinh

Gia đình nhỏ của anh H.N (29 tuổi, TP HCM) đón niềm vui đầu năm khi kết quả siêu âm cho thấy có một thai sống trong tử cung. Trước đó, kết quả beta 506 cho thấy vợ anh N. có thai sau 10 ngày chuyển phôi tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVFTA-HCM).

"Khoảng 2 tháng trước, tôi đến khám ở một bệnh viện khác và được khuyên xin tinh trùng hiến tặng vì hết hy vọng. Nghe vậy, cánh cửa hy vọng vợ chồng tôi như đóng sập", anh N. nói.

Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, với các cặp vợ chồng hiếm muộn, có  ba điều mà họ không bao giờ muốn đối mặt, là: xin trứng, xin tinh trùng và mang thai hộ. Ba kỹ thuật được xem là giải pháp sau cùng khi tất cả các kỹ thuật khác đều không mang lại hiệu quả.

Khi xem tinh dịch đồ của anh N., các bác sĩ phát hiện bệnh nhân không có tinh trùng. Ngoài ra, bệnh nhân gặp tình trạng teo tinh hoàn trên, tinh hoàn ẩn bẩm sinh từ nhỏ. Dù đã trải qua hai lần phẫu thuật để đưa tinh hoàn xuống nhưng xét nghiệm tinh dịch đồ của anh N. vẫn không có tinh trùng.

"Vi phẫu micro-TESE là cơ hội cuối cùng để tôi tìm thấy tinh trùng trong tinh hoàn, hiện thực hóa giấc mơ được làm cha cho người đàn ông vô tinh sau 2 năm điều trị vô sinh, hiếm muộn không có kết quả", Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đăng Khoa - Trưởng đơn vị Nam học IVFTA-HCM nói.

"Niềm tin nhen nhóm khi các bác sĩ khẳng định có hơn 70% nam giới như tôi đã thành công với kỹ thuật mới này", anh N. chia sẻ.

Theo đại diện đơn vị này, kỹ thuật mới đã giúp bác sĩ Khoa và các cộng sự tìm thấy tinh trùng của người chồng, kết hợp trứng trưởng thành của vợ để tạo phôi và nuôi được 5 phôi ngày 5. Sau đó, vợ anh N. trải qua quá trình đặt thuốc, chuyển một phôi ngày 5 duy nhất và đậu thai.

"Sau 11 năm, cuối cùng tôi đã được làm mẹ", câu nói ngắn gọn nhưng chất chứa hết những hỷ, nộ, ái, ố của chị Đ. L. A (Hải Phòng) - người mẹ kiên cường ròng rã hơn 1 thập kỷ tìm con.

Chồng bị tinh trùng yếu, chị bị nang nước và niêm mạc dày, 4 lần bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhưng hai vợ chồng vẫn chưa có tin vui.

Hơn 4 năm sau ngày cưới, vợ chồng chị bắt đầu hành trình tìm con. Trong 5 năm, chị trải qua 3 lần kích trứng, 2 lần IUI, 6 lần chuyển phôi thất bại ở hai bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội. Bác sĩ điều trị gợi ý anh chị đi xin trứng. Anh chị bèn chuyển hướng xuất ngoại điều trị. Đầu năm 2018, anh chị khăn gói sang Thái Lan thử vận may. Bác sĩ bên Thái Lan lại một lần nữa đề nghị chị xin trứng, anh chị tuyệt vọng quay trở về quê hương.

"Trải qua 10 năm tìm con, dù mạnh mẽ và kiên trì đến mấy cũng trở nên hoang mang sau quá nhiều lần thất bại, tốn kém cả gia tài. Tôi chuyển toàn phôi tốt, niêm mạc 3 lá bác sĩ khen rất đẹp, nhưng vẫn thất bại nhiều lần không rõ nguyên nhân", chị kể.

Anh chị tự nhủ "cố thêm lần nữa". Sau khi tìm hiểu kỹ trên các hội nhóm các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tháng 7-2018, vợ chồng chị gom hết hy vọng gõ cửa IVFTA Hà Nội để tìm con.

Đã lớn tuổi, dự trữ buồng trứng của vợ chồng chị lại cạn kiệt, nên Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA), Hà Nội khuyên vợ chồng chị gom trứng. Sau 2 chu kỳ liên tiếp, sàng lọc phôi trữ đông, song song mổ nội soi thăm dò trước khi chuyển phôi, chị L.A được 2 phôi ngày 3 và 1 phôi ngày 5 đã sàng lọc.

Ngày 12 sau chuyển 2 phôi ngày 3, chỉ số beta lên tới hơn 800. Bác sĩ thông báo chị mang song thai. Ngày 20-10-2020, vợ chồng chị đón hai con gái kháu khỉnh, khỏe mạnh.

"Dù mất một khoảng thời gian rất dài và vất vả để chữa chạy nhưng dù sao tôi vẫn may mắn được mang thai những đứa con khỏe mạnh bằng noãn của chính mình, trong khi cũng còn rất nhiều người phụ nữ vẫn chưa được điều đó", chị xúc động tâm sự.

Thêm cơ hội sinh con khỏe mạnh cho vợ chồng vô sinh - Ảnh 2.

Năm 2020, vợ chồng chị Vân Anh đón hai bé gái khỏe mạnh, kháu khỉnh tại IVFTA Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhiều kỹ thuật mới giúp vợ chồng vô sinh sinh con khỏe mạnh

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang có 7,7% cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn, tức có khoảng một triệu cặp vợ chồng cần khám và điều trị. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ chưa được tiếp cận với những phương pháp hiện đại, các chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Vì thế, không ít cặp vợ chồng đã tốn không ít thời gian, công sức, tiền bạc mà vẫn chưa có được con.

Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như, chuyển phôi thất bại nhiều lần, sảy thai liên tiếp, vô sinh lâu năm không rõ nguyên nhân, dự trữ buồng trứng cực thấp, suy buồng trứng, tinh trùng yếu, không có tinh trùng,... là những nguyên nhân phổ biến khiến hàng triệu cặp vợ chồng chưa chạm tới ước mơ làm cha mẹ.

"Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến với chúng tôi khi đã vô sinh 10 năm, có người gần 50 tuổi với 18 năm hiếm muộn. Chúng tôi không chỉ tìm mọi cách, tận dụng mọi cơ hội, áp dụng những kỹ thuật hiện đại nhất để tăng tối đa tỉ lệ có thai, sinh con khỏe mạnh; mà còn chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống", PGS.TS.BS sĩ Lê Hoàng chia sẻ.

Thêm cơ hội sinh con khỏe mạnh cho vợ chồng vô sinh - Ảnh 3.

Hệ thống phòng Lab đạt chuẩn ISO-5 hàng đầu ở Đông Nam Á tại Trung tâm HTSS Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM - Ảnh: P.L

Đại diện đơn vị này cũng cho biết, việc phát triển đơn vị Nam học trong trung tâm hỗ trợ sinh sản như tại IVFTA-HCM, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật mới trên thế giới như nuôi phôi bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), những kỹ thuật tinh vi như micro-TESE, cho đến những ứng dụng hiện đại như bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân cải thiện niêm mạc cho phụ nữ có niêm mạc mỏng… ở IVF Tâm Anh đã giúp hàng ngàn vợ chồng vô sinh chạm vào giấc mơ được có con "chính chủ".

"IVFTA HCM cũng là trung tâm hỗ trợ sinh sản tiên phong tại Việt Nam trang bị phòng LAB đạt tiêu chuẩn phòng sạch ISO 5 đạt độ vô khuẩn cao với hệ thống màng lọc HEPA hiện đại kiểm soát không khí riêng biệt, đáp ứng toàn diện yêu cầu môi trường nuôi cấy, tạo điều kiện tốt nhất cho sự làm tổ và phát triển phôi trong thụ tinh ống nghiệm, giảm thiểu tối đa các yếu tố gây stress lên phôi. 

Cùng với thiết kế quy trình thăm khám khoa học, chú trọng "kiềng 3 chân" IVFTA sẽ "truy vết" nguyên nhân chậm con của từng cặp vợ chồng để có phác đồ điều trị cá thể hóa, chuyên biệt, hiệu quả, tối ưu chi phí nhất", đại diện đơn vị này thông tin thêm.

Theo đại diện đơn vị này, IVFTA đã đón hơn 10.000 em bé chào đời, trong số đó có những cha mẹ đã lớn tuổi kèm bệnh lý phức tạp, dự trữ buồng trứng (AMH) rất thấp, suy buồng trứng sớm, nội mạc tử cung mỏng, tử cung bất thường, không có tinh trùng, tinh trùng dị dạng… 64,5% số ca thụ tinh ống nghiệm đã mang thai; nếu tính riêng độ tuổi dưới 30, tỉ lệ thành công gần 70%.

Từ ngày 17 đến 23-1, PGS.TS.BS Lê Hoàng, ThS.BS Giang Huỳnh Như, ThS.BS Lê Đăng Khoa và các bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc về bệnh lý và những kỹ thuật mới trong chương trình Tuần tư vấn: "Bí quyết khoa học điều trị hiếm muộn thành công, sinh con khỏe mạnh" nhằm tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng mong con tiếp cận thông tin khoa học, chính thống, được giải đáp thắc mắc bởi chuyên gia hàng đầu trong điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa, mô phôi học, Labo… Độc giả có thể đặt câu hỏi tại website, fanpage Hệ thống BVĐK Tâm Anh để được chuyên gia giải đáp.

K.H
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên