Cơ quan nào giải quyết cũng như quản lý các hồ sơ chủ quyền nhà đất của người dân? Mong được giải đáp. Xin cám ơn.
Minh Duy (duyminh18@... )
- Trả lời:
Theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai hiện hành thì cha và con ruột hoặc mẹ và con ruột hoặc cha, mẹ và con ruột hoàn toàn có thể đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là “giấy chứng nhận”) theo hình thức sở hữu chung quyền sử dụng đối với một thửa đất hoặc một nhà ở gắn liền với đất…
Bạn có thể tìm đọc Chương III của Bộ luật dân sự 2005 để tham khảo quy định về các hình thức sở hữu.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành về giấy chứng nhận cũng không quy định phải thể hiện quan hệ cha - con, mẹ - con trên giấy chứng nhận.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về quy định cấp giấy chứng nhận thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh (văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở tài nguyên - môi trường) sẽ tiến hành thủ tục tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ giải quyết thủ tục và hồ sơ đối với các đối tượng còn lại.
Nói một cách cụ thể hơn, việc giải quyết thủ tục, là lưu giữ hồ sơ liên quan đến hộ gia đình, cá nhân trong nước sẽ thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề nhà đất, thủ tục giấy tờ liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng... hoặc bài vở cộng tác, bạn đọc gửi về mục "Tư vấn nhà đất" hoặc "Địa ốc" tại địa chỉ: diaoc@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. Địa ốc Tuổi Trẻ Online |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận