Kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ tối 19-1 (giờ Mỹ) dẫn tới kết quả chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa chỉ 2 tiếng sau đó. Trong khi hàng trăm nghìn công chức sẽ phải nghỉ việc không lương, các quân nhân và những lực lượng đảm bảo an ninh vẫn sẽ đi làm không lương.
Việc chính phủ Mỹ đóng cửa được cho là không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế. Các đại sứ quán Mỹ tại nước ngoài vẫn sẽ mở cửa trong thời gian này, theo đài CNN.
Một dự luật ngân sách mới và sự thỏa hiệp giữa hai phe Cộng hòa - Dân chủ tại Quốc hội Mỹ hiện là điều không thực tế.
Điện Capitol - trụ sở Quốc hội Mỹ sau phiên bỏ phiếu tối 19-1 - Ảnh: REUTERS
Nguyên nhân chính phủ Mỹ đóng cửa được cho là xuất phát từ bất đồng giữa phe Dân chủ và Cộng hòa xung quanh số phận của 700.000 Dreamer - những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ từ bé. Trong ảnh: Các nhà hoạt động nhân quyền ngồi biểu tình trước văn phòng của Hạ nghị sĩ Cộng hòa Kevin McCarthy tại Điện Capitol ngày 18-1 - Ảnh: AP
Một nhóm các nhà hoạt động, phần lớn là người Triều Tiên đào tẩu, ném những chai nhựa chứa gạo về phía Triều Tiên từ bờ biển Incheon (Hàn Quốc), gần khu phi quân sự. Những chai này còn chứa cả các usb lưu các chương trình giải trí của Hàn Quốc và những thông tin chống lại Bình Nhưỡng - Ảnh: GETTY
Người dân Hawaii đã một phen hốt hoảng khi nhận được tin nhắn cảnh báo một cuộc tấn công bằng tên lửa của Triều Tiên ngày 13-1. Vụ việc sau đó được coi là báo động giả. Trong ảnh: Một bảng điện tử trấn an người dân bằng thông báo "Không có mối đe dọa nào cả" - Ảnh: REUTERS
Một mục sư Chính thống giáo thực hiện nghi lễ trong Lễ Hiển linh của các tín đồ Chính thống giáo trên sông Jordan ngày 18-1, nơi người ta tin rằng Chúa Jesus đã làm lễ rửa tội - Ảnh: AP
Bằng cách trầm mình xuống một dòng sông hay hồ nước trong ngày Lễ Hiển linh, người ta tin rằng điều đó sẽ đem lại cho tín đồ sức khỏe. Truyền thống này được thực hiện tại cả những nơi đang trong mùa đông lạnh giá như nước Nga, không phân biệt thường dân hay quan chức. Trong ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin trầm mình trong dòng nước lạnh bên ngoài trời -7 độ ngày 19-1 - Ảnh: REUTERS
Các pháp sư Peru thực hiện một nghi lễ trên bờ biển Chorrillos, Lima (Peru) ngày 17-1 trước khi Giáo hoàng Francis đến thăm nước này - Ảnh: REUTERS
Cây cầu đang xây dở ở Chirajara, gần Bogota, Colombia này đã sập vào ngày 15-1 khiến ít nhất 9 công nhân thiệt mạng, nhiều người khác bị thương - Ảnh: REUTERS
Tàu chở dầu Sanchi của Iran vào ngày 13-1. Sau khi va chạm với một tàu Trung Quốc ngày 6-1, con tàu đã phát nổ, bốc cháy dữ dội và chìm sau hơn 1 tuần không thể dập tắt lửa, để lại hậu quả nặng nề về môi trường - Ảnh: REUTERS
Chiếc Boeing 737 của Pegasus Airlines trượt khỏi đường băng và lao xuống vực ngày 13-1. Máy bay khi đó chỉ còn cách mặt nước vài mét. Hơn 130 hành khách và phi hành đoàn đã được giải cứu - Ảnh: REUTERS
Chiếc Boeing 737 của Pegasus Airlines được nhấc lên khỏi vực ngày 18-1, 5 ngày sau vụ tai nạn - Ảnh: REUTERS
Chuyến tàu cuối cùng vào ga ngày 18-1, sau khi công ty Deutsche Bahn hủy tất cả chuyến tàu vì bão - Ảnh: AP
Bé gái chụp ảnh với tấm bìa cứng in hình Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-O-Cha tại tòa nhà chính phủ trong Ngày trẻ em ở Bangkok hôm 13-1 - Ảnh: AFP
Hình ảnh ấn tượng từ màn biểu diễn của các máy bay thương mại và chiến đấu trong Giải trượt tuyết vô địch thế giới FIS Alpine ở Thụy Sĩ ngày 13-1 - Ảnh: AFP
Vận động viên Julia Mancuso của Mỹ mặc trang phục của nhân vật hoạt hình Wonder Woman khi tham dự giải FIS Alpine ngày 19-1 - Ảnh: AFP
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận