Đài tưởng niệm chiến tranh ở New Dehli (Ấn Độ) trước (ảnh trên) và trong thời gian diễn ra Giờ Trái đất (ảnh dưới) - Ảnh: Reuters
Tại Trung tâm tài chính quốc tế Moscow (Nga) - Ảnh: Reuters
Toàn cảnh đền Pathenon ở Athens, Hy Lạp trước và sau khi tắt đèn - Ảnh: Reuters
Đấu trường La Mã tại Rome (Italy) trước...
... và trong thời gian tắt đèn 1 tiếng hôm 24-3 - Ảnh: Reuters
Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia với biểu tượng toà tháp đôi Petronas trong tối 24-3 - Ảnh: Reuters
Ngay sau đó ánh đèn được giảm bớt 1 giờ đồng hồ để hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất - Ảnh: Reuters
Công trình bê tông "supertrees" ở Garden by the Bay (Singapore) trước khi tắt điện. Năm nay, ban tổ chức Giờ Trái đất kêu gọi tắt đèn từ 20h30-21h30 tối 24-3 theo giờ địa phương - Ảnh: Reuters
Toàn khu vực khi đã giảm bớt điện để hưởng ứng Giờ Trái đất 2018 (Earth Hour), tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường - Ảnh: Reuters
Tháp Taipei 101 ở Đài Loan trước giờ tắt đèn - Ảnh: Reuters
Từ 20h30 giờ địa phương, công trình biểu tượng này được giảm bớt điện năng - Ảnh: Reuters
Bóng tối ở cầu cảng và nhà hát Opera Sydney (Úc) - Ảnh: AP
Nhà hát con sò - biểu tượng của Sydney trước khi chìm vào bóng tối. Úc là quốc gia đầu tiên tham gia chương trình Giờ Trái đất vào năm 2007 - Ảnh: AP
Chiến dịch Giờ Trái đất (Earth Hour) là một sáng kiến của Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm kêu gọi cộng đồng thay đổi những thói quen không có lợi cho môi trường sống, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Từ khởi điểm chỉ có Úc thực hiện năm 2007, đến năm 2018 Giờ Trái đất đã được hưởng ứng tổ chức tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 7 lục địa và Trạm Không gian quốc tế với hơn 2 tỉ lượt người tham gia.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận