Thanh toán di động là xu thế tất yếu - Ảnh 1.

Nhận lương hàng tháng qua tài khoản nhưng trước kia chị Thanh Huyền (Q. Phú Nhuận) có thói quen hay rút tiền từ ATM để trả tiền khi đi mua sắm tại siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại.

"Tôi làm như vậy vì tiện, cây ATM có sẵn ở trước siêu thị, chứ cà thẻ không phải lúc nào cũng tiện", chị Huyền nói.

Nhưng, trước hàng loạt vụ lừa đảo, cướp giật trước trụ ATM khiến chị Huyền đã phải thay đổi thói quen này.

Chọn thanh toán qua thẻ, nhưng anh Thế Dũng (Q. Bình Thạnh) cũng cùng chung nỗi lo mất tiền như chị Huyền khi tội phạm thẻ ngày càng gia tăng và có không ít trường hợp đã bị hack tài khoản do vô tình để lộ thông tin khi thanh toán. Sự tiện lợi của thanh toán thẻ, tức không dùng tiền mặt thì đã rõ, nhưng nỗi lo về bảo mật và sự an toàn vẫn còn đó.

Chị Huyền và anh Dũng là hai người tiêu dùng "kiểu mới" trong một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam với hơn 90 triệu dân. Các chuyên gia dự báo tại diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017, tính theo số lũy kế, đến hết năm 2018 sẽ có khoảng 150 triệu thẻ được phát hành. Mới đây Ngân hàng Nhà nước thống kê đến cuối năm 2017 số thẻ phát hành lũy kế đã đạt con số 132 triệu thẻ, trong đó số thẻ còn hoạt động là 77 triệu.

Thanh toán di động là xu thế tất yếu - Ảnh 2.

Phần lớn thẻ đang sử dụng, theo Hiệp hội Thẻ Việt Nam, đang sử dụng công nghệ cũ, có tính bảo mật kém, và theo lộ trình đang chuyển sang công nghệ thẻ chip với độ bảo mật cao hơn.

Các ngân hàng cũng đang chạy đua tích hợp thông tin thẻ vào điện thoại để có thể thực hiện thanh toán di động, phù hợp với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các đô thị thông minh đang được xây dựng.

Thanh toán di động là xu thế tất yếu - Ảnh 3.

Thanh toán di động, thanh toán điện tử, đang là một xu thế của thế giới và có tốc độ phát triển rất nhanh, khoảng 16% một năm, theo các báo cáo nghiên cứu thị trường. Đến năm 2017, tổng doanh thu từ hình thức thanh toán này đạt 780 tỉ USD và đã được áp dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce.

Tại thị trường Việt Nam, các nghiên cứu đều cho thấy người Việt có thái độ cởi mở với các hình thức thanh toán mới như di động.

Theo khảo sát của Visa, có đến 9 trên 10 người sẵn sàng dùng thử phương thức thanh toán mới. 88% người dùng nói rằng họ rất có thể sẽ dùng smartphone để thanh toán, 83% người được hỏi cho biết sẽ chọn thanh toán không tiếp xúc nếu có để thay cho tiền mặt.

Thanh toán di động là xu thế tất yếu - Ảnh 4.

Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, đến hết tháng 2-2018, Việt Nam có tổng cộng hơn 43,7 triệu thuê bao động đang sử dụng dịch vụ 3G, 4G trên điện thoại có phát sinh lưu lượng.

Đó chính là mảnh đất màu mỡ mà các dịch vụ thanh toán điện tử đang nhắm đến, đón đầu một xu thế tất yếu.

Những lợi ích không thể phủ nhận của nền kinh tế không tiền mặt đang ngày một hiện rõ. Ngân hàng giảm chi phí huy động vốn, nhà nước cũng điều tiết và kiểm soát tốt hơn lượng tiền đưa vào lưu thông, doanh nghiệp kiểm soát tốt dòng tiền. Đặc biệt, người tiêu dùng không chỉ cảm nhận sự nhanh, thuận tiện của quẹt thẻ hay dùng smartphone trả tiền mà còn là sự bảo mật và an toàn.

Như vậy, vấn đề đặt ra không còn là có hay không thanh toán di động sẽ là xu thế mà là "như thế nào".

Tại Việt Nam, đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó đến cuối năm 2020, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Đề án này đang được các cơ quan nhà nước, các tổ chức tín dụng và giới công nghệ Fintech hưởng ứng.

Đó là hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó thanh toán di động là một xu thế hiện đại.

Thanh toán di động là xu thế tất yếu - Ảnh 5.

Hiện nay, Fintech (các công ty sử dụng công nghệ như Internet, điện thoại di động, ứng dụng đám mây trong ngành tài chính, ngân hàng) phổ biến nhất là các dịch vụ trung gian thanh toán với trên 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chủ yếu dưới hình thức cổng thanh toán trực tuyến hoặc ví điện tử. Đáng chú ý là sự tham gia của ông lớn Samsung với ứng dụng thanh toán di động Samsung Pay.

Tháng 9-2017, Samsung bắt tay với 6 ngân hàng lớn tham gia hệ sinh thái Samsung Pay gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Shinhan Vietnam Bank, ABBank. Tính đến tháng 5-2018, số ngân hàng liên kết với Samsung Pay đã lên đến con số 15 gồm Agribank, Techcombank, TPBank, SeABank, Ngân hàng Woori Việt Nam; thẻ quốc tế Visa và Mastercard thuộc ngân hàng Vietinbank, Sacombank, TP Bank, Maritime Bank, Ngân hàng Sài Gòn (SCB), FE Credit…

Thanh toán di động là xu thế tất yếu - Ảnh 6.

Tính đến thời điểm này, đã có đến 15 ngân hàng và 3 Tổ chức chuyển mạch thẻ tham gia vào mạng lưới thanh toán di động Samsung Pay, chiếm 75% thị trường thẻ thanh toán nội địa. - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Với Samsung Pay, khi cần trả tiền, người dùng chỉ cần đến gần máy POS, đưa điện thoại hoặc đồng hồ thông minh ra chạm nhẹ vào máy và tích tắc phần còn lại đã có công nghệ giải quyết.

Dĩ nhiên, điều cần làm trước đó là người dùng phải đăng ký thông tin thẻ của mình với ứng dụng Samsung Pay trên chiếc smartphone của mình, và từ đó tạm biệt tiền mặt, tạm biệt các loại thẻ vì ứng dụng tích hợp được nhiều thẻ vào, và giải quyết được nỗi lo về bị hack và để lộ thông tin.

Samsung Pay được cài đặt sẵn trên hầu hết các dòng smartphone cao cấp của Samsung và một số mẫu smartphone cận cao cấp, và ứng dụng này cũng tương thích với đồng hồ thông minh Gear S3.

Trải nghiệm hình thức thanh toán bằng Samsung Pay tại lễ công bố mở rộng hợp tác chiến lược phát triển Samsung Pay tại Việt Nam. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bên cạnh đó, những người như chị Huyền và anh Thế Dũng có thể sử dụng tính năng Loyalty Cards trong ứng dụng Samsung Pay để cập nhật và lưu lại toàn bộ thẻ thành viên của các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, cửa hàng thời trang, rạp chiếu phim... Và tính năng rút tiền từ thẻ ATM đối với các chủ thẻ thuộc ngân hàng Shinhan Vietnam.

Giải pháp thanh toán đơn giản, an toàn và tiện dụng của Samsung Pay nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận.

Thanh toán di động là xu thế tất yếu - Ảnh 8.

Theo lộ trình phát triển 2018, danh sách ngân hàng và các loại thẻ thanh toán có thể sử dụng trên Samsung Pay được gia tăng, bứt phá trong cuộc đua xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, đã có đến 15 ngân hàng và 3 tổ chức chuyển mạch thẻ tham gia vào mạng lưới thanh toán di động Samsung Pay, chiếm 75% thị trường thẻ thanh toán nội địa.

Tất cả trong một, tiện lợi lại an toàn trong một ứng dụng điện thoại ở một nền kinh tế tiêu dùng thông minh, giã từ tiền mặt.

Thanh toán di động là xu thế tất yếu - Ảnh 9.

MINH THÀNH - ĐỨC THIỆN
QUANG ĐỊNH
DUY PHƯƠNG
BẢO SUZU
21/05/2018
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên