Thứ 2, ngày 18 tháng 1 năm 2021
Thành phố ở Trung Quốc qui định thị lực, cân nặng là tiêu chuẩn để vào trung học
Giới chức giáo dục của một địa phương ở Trung Quốc đưa thị lực và cân nặng của học sinh trở thành hai tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh.

Kiểm tra thị lực học sinh ở Trung Quốc. Ảnh: globaltimes.cn
Chính sách chấm điểm tốt nghiệp cấp II tại một thành phố thuộc tỉnh Sơn Tây (miền Bắc Trung Quốc) đã trở thành chủ đề gây tranh cãi khi giới chức địa phương đưa thị lực và cân nặng của học sinh trở thành hai tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh.
Theo nhật báo Global Times (Thời báo Hoàn Cầu), một cuộc tranh luận đã nổ ra, cho rằng chính sách này là không công bằng và có phần phân biệt nhằm vào những học sinh yếu thị lực do di truyền và những gia đình thu nhập thấp không đủ khả năng chi trả cho một cuộc phẫu thuật chỉnh thị lực.
Cụ thể, giới chức thành phố Changzhi (tỉnh Sơn Tây) cho biết việc lựa chọn hai tiêu chí trên vào bài kiểm tra để quyết định liệu rằng học sinh có thể được nhận vào trường trung học mà các em mong muốn hay không là một phần trong nỗ lực cải cách giáo dục của địa phương.
Thành phố thông báo từ năm 2022, các bài kiểm tra tốt nghiệp của thành phố sẽ cộng 50 điểm cho chất lượng toàn diện của học sinh, trong đó gồm sức khỏe thể chất chiếm 20 điểm.
Quy định trên đã gây ra một làn sóng phản đối trên các nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc. Nhiều người cho biết điều này rất không công bằng đối với những em học sinh bị cận thị bẩm sinh. Trong khi đó, một bộ phận cho rằng một số học sinh béo lên không phải vì lười tập thể dục mà là do dùng thuốc điều trị một số bệnh.
Phản ứng trước những câu hỏi từ dư luận, giới chức ngành giáo dục tại địa phương giải thích chính sách trên được đưa ra nhằm khuyến khích thiếu niên chăm tập thể dục và có ý thức bảo vệ thị lực. Họ cũng đảm bảo những em bị cận thị bẩm sinh hay béo phì do uống thuốc sẽ không bị ảnh hưởng tới kết quả tốt nghiệp miễn là đưa ra được giấy xác nhận từ cơ quan y tế.
Cuộc tranh cãi diễn ra trong bối cảnh số học sinh Trung Quốc bị cận thị và béo phì ngày càng tăng đến mức báo động trong những năm gần đây.
Vào năm 2019, Ủy ban Giáo dục Thành phố Bắc Kinh đã tổ chức các bài kiểm tra sức khỏe thể chất cho khoảng 52.000 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong thành phố từ ngày 15/10 đến ngày 8/11.
Thị lực được tính là một 'điểm số' và chỉ số quan trọng đối với học sinh trong quá trình đánh giá chất lượng toàn diện và kiểm tra trình độ học tập.
Theo một báo cáo do Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố vào tháng 12/2019, số lượng trẻ em và thanh thiếu niên béo phì và thị lực kém tăng đáng kể trong năm 2018. Tỉ lệ béo phì ở học sinh lớp 4 và học sinh lớp 8 năm 2018 đã tăng lần lượt 1,9 và 2,2 điểm phần trăm so với năm 2015.
Năm 2018, khoảng 8,8% học sinh lớp 4 bị béo phì và tỉ lệ này ở học sinh lớp 8 là 9,7%.
-
TTO - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn tất kết luận điều tra đề nghị truy tố ông Lê Đình Trung và pháp nhân là Công ty cổ phần tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam, do ông này đồng sáng lập.
-
TTO - Sáng nay 18-1, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử ông Vũ Huy Hoàng cùng 9 đồng phạm sau 11 ngày bị hoãn do vắng 3 bị cáo và nhiều người liên quan.
-
TTO - Không thể không nhận thấy sự căm giận của vị lãnh đạo Mỹ trong thất bại ở kỳ bầu cử tháng 11-2020, mà hầu hết các chuyên gia đều nhận định có sự góp phần của dịch bệnh COVID-19.
-
TTO - Trước phản ánh của báo chí và dư luận về việc công trình Mã Pì Lèng Panorama sau cải tạo lại bề thế hơn trước, công trình này vừa được tháo mái để hạ chiều cao, theo yêu cầu của chính quyền địa phương.
-
TTO - Phó tổng thống Mike Pence thúc giục chính quyền ông Biden 'đứng lên chống lại sự hung hăng của Trung Quốc' khi ông cho rằng Bắc Kinh đang quyết tâm bành trướng ảnh hưởng ra khắp châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận