01/02/2006 14:00 GMT+7

Thành phố cổ Timbuktu

KINH LUÂN (tổng hợp)
KINH LUÂN (tổng hợp)

TTO - Có một thành phố ở Mali, một quốc gia Tây Phi, đã từng là trung tâm kiến thức của thế giới hồi giáo, đã từng giàu có và cũng đã từng bị lãng quên trong nhiều thế kỷ. Đó là Timbuktu, nằm ở rìa nam của sa mạc Sahara, cách sông Niger 20 km về phía bắc.

TMlDaRGn.jpgPhóng to
Một phần của thanh phố lãng quên Timbuktu
TTO - Có một thành phố ở Mali, một quốc gia Tây Phi, đã từng là trung tâm kiến thức của thế giới hồi giáo, đã từng giàu có và cũng đã từng bị lãng quên trong nhiều thế kỷ. Đó là Timbuktu, nằm ở rìa nam của sa mạc Sahara, cách sông Niger 20 km về phía bắc.

Lịch sử của Timbuktu

Timbuktu bắt đầu được tộc người di cư Tuareg xây dựng vào năm 1100 sau CN. Sau đó đến cuối thế kỷ 13, nó sát nhập vào Đế chế Mali. Trong thời gian sở hữu Timbuktu, những vị vua Mali đã cho xây dựng những đền thờ hồi giáo lớn (vẫn còn đến ngày nay) và một khu dân cư dành cho hoàng tộc.

Trong thế kỷ 14, Timbuktu trở thành một điểm quan trọng trên con đường buôn vàng-nô lệ-muối xuyên Sahara. Trong thời gian này, Timbuktu rất nhộn nhịp với sự có mặt của nhiều thương gia Ả rập, Do Thái đến từ nhiều phương.

V9GA8dvl.jpgPhóng to CeFKsWDm.jpg khLbLmsF.jpg
Cửa vào thành phố lãng quên Timbuktu

Cùng với việc bắt người châu Phi sang các nước khác làm nô lệ, con đường buôn bán vàng-muối xuyên Sahara dần dần bị mất đi. Chính vì vậy mà Timbuktu cũng không còn giữ được vị trí đầu mối quan trọng của mình và dần dần bị suy yếu.

Timbuktu chính thức đánh mất mình vào năm 1591 khi mà người Ma Rốc chiếm được thành phố này. Theo chính sách của người Ma Rốc, tất cả các học giả đều bị giết hoặc đưa về Ma Rốc vì bị cho rằng họ chống đối chính quyền mới.

HAAAmxv6.jpgPhóng to L4kbwQ5y.jpg
ĐH Sankore Sân của trường ĐH Jingaray Ber

Các cuộc tranh giành đã diễn ra để giành lấy Timbuktu mãi đến năm 1893 khi mà thực dân Pháp chính thức qua châu Phi.Người Pháp đã giữ nguyên "hiện trạng" điêu tàn và cô lập của Timbuktu mà không xây đường xe lửa đến Timbuktu như họ làm với những nơi khác. Đến năm 1960, Timbuktu trở thành một phần của nước CH Mali độc lập.

Vị thế của Timbuktu

Bên cạnh việc phát triển rực rỡ về mặt kinh tế, Timbuktu cũng trở thành trung tâm tri thức với trường ĐH Sankóre danh tiếng và nhiều tài liệu quý giá. Cho đến cuối thế kỷ thứ 16, Timbuktu vẫn còn giữ được vị trí số 1 về mặt kinh tế và học thức tại châu Phi (theo một số tài liệu đã có thời gian Timbuktu thu hút được 25.000 học viên đến đây).

yZRuif2A.jpgPhóng to MWooDdNP.jpg
Bên ngoài (ảnh trái) và bên trong Timbuktu

Để diễn tả điều này, một nhà thơ Ả Rập cổ sống tại Tây Phi đã viết: "Muối đến từ phương Bắc, vàng đến từ phương Nam còn tri thức đến từ Timbuktu".

Tại thành phố lãng quên Timbuktu, nổi bật nhất là đền thờ hồi giáo Djingareyber. Cũng như phần còn lại của Timbuktu, chỉ một phần nhỏ của Djingareyber được xây bằng đá vôi. Nguyên liệu chính của kiến trúc này là "banco", một hỗn hợp của đất với rơm hoặc gỗ. Bên trong Djingareyber có 3 gian chính, 2 cột chính và 25 hàng cột theo hướng đông - tây.

p1vfUOMT.jpgPhóng to ZsTXcYye.jpg
Đền thờ Hồi giáo của Timbuktu

Với điều kiện địa lý khắc nghiệt (khí hậu khô và luôn phải chịu các cơn gió cát sa mạc), Timbuktu luôn ở trong tình trạng hư hại. Từ quá khứ cho đến nay, con người luôn phải ra sức bảo vệ nó. Năm 1996, Timbuktu đã được đưa vào danh sách các Di sản thế giới cần phải bảo tồn. Ngày nay ít nhất 2 năm một lần người ta phải trùng tu các ngôi đền một lần.

KINH LUÂN (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên