Là một người dân bình thường, bức xúc trước tình cảnh lễ hội bát nháo, loạn đả này, xin có vài ý kiến sau:
1. Khoan hãy nói đến ý thức của người dân, trình độ văn hóa, hiểu biết... Cái đầu tiên đập vào mắt trong những bức hình về các lễ hội chính là sự hỗn loạn, không kiểm soát được.
Do vậy, điều đầu tiên theo ý tôi là phải có cách quản lý khoa học đối với lượng người tham dự lễ hội, phân luồng ra vào, bố trí hợp lý... Bản thân người trong làng không đủ sức để làm việc đó, phải có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Có bao nhiêu địa phương làm được điều đó?
2. Đối với những lễ hội mang tính đối kháng kiểu như cướp phết, cướp cầu … phải có giới hạn về số lượng người tham gia. Người tham dự vào cuộc tranh cướp đó phải mang đồng phục, đeo băng tay… để phân biệt với khán giả. Cẩn thận hơn thì người tham dự phải có phương tiện bảo hiểm ở những vị trí nguy hiểm như đầu, chân, tay… chẳng hạn.
Lễ hội nào thì người dân ở làng đó là chủ thể tham dự, còn những khách thập phương là khán giả. Tại sao nếu chỉ ở làng tổ chức thì không sao, khi được nhiều người biết tới thì lại xảy ra nhiều chuyện như vậy?
3. Đối với những hành vi phản cảm như bôi máu vào tiền, nhét tiền vào tượng, quăng tiền xuống giếng thì các nhà quản lý văn hóa phải giải thích cho người dân, hoặc có cách quản lý khác để giảm bớt rồi dần dần chấm dứt. Các cán bộ cứ đổ cho người dân thiếu ý thức. Vậy thì chúng ta phải làm gì để cho tình trạng thiếu ý thức đó giảm đi chứ? Hay lại cứ mỗi năm mỗi nói?
Hãy tạo cho người dân thói quen tham dự lễ hội một cách văn minh. Tập cho họ bằng cách nào? Hướng dẫn cho họ, quản lý họ (nhưng phải quản lý bằng kiến thức, khoa học), giải thích cho họ thế nào là đúng và không đúng…
Để tạo được một thói quen tốt cũng phải mất tới nhiều năm chứ không phải dễ.
Do vậy, các nhà quản lý văn hóa, bớt nói đi và xắn tay vào làm.
4. Đối với các lễ hội mà theo quan niệm hiện nay là dã man như: đập đầu trâu, chém lợn… Phải hạn chế những lễ hội kiểu này. Tại sao trước đây cấm được, bây giờ lại không cấm được?
Nếu không cấm thì phải hạn chế quảng bá loại lễ hội này.
Báo chí có một phần lỗi trong việc quảng bá cho họ.
Nhà quản lý phải đưa ra yêu cầu hạn chế đối với dân làng, yêu cầu họ phải đáp ứng những điều kiện đặt ra thì mới được tổ chức.
Ví dụ hạn chế đối tượng tham dự, hạn chế độ tuổi tham dự, hạn chế thời gian, cách thức tổ chức nghi lễ dã man đó… Dân làng cũng sống trong một xã hội có pháp luật, và họ phải hiểu điều đó chứ không thể cho rằng đó là tục lệ của làng tôi thì chúng tôi có thể làm gì cũng được.
Do lượng người quá đông nên nhiều người dân dù có thẻ mời của ban tổ chức những vẫn bị tắc nghẽn phía ngoài Đền Trần - Ảnh trong bài Tranh cướp hỗn loạn, giật cả "bảo kiếm" tại lễ khai ấn Đền Trần |
Một vụ ẩu đả xảy ra giữa các nhóm thanh niên khi tranh giành quả Phết - Ảnh trong bài Ẩu đả tại lễ hội Phết Hiền Quan |
Hát quan họ trên thuyền là một nét văn hóa đặc sắc tại các lễ hội làng ở Bắc Ninh, nhưng việc hát xong xin tiền lì xì là một biến tướng xấu. Ảnh chụp tại lễ hội làng Ném Thượng ngày 24-2-2015 - Ảnh trong bài Khi lễ hội làng trở nên dung tục... |
Các thanh niên quá khích cầm gậy đánh nhau tại đền Gióng - Ảnh trong bài Các bên khẳng định không có “ẩu đả” tại hội Gióng |
Cảnh vung dao và la hét của thanh niên khiến nhiều người lo sợ. Ảnh trong bài Vung dao giữa lễ hội cướp phết cầu may |
Một thanh niên tỏ ra vui mừng sau khi nhúng được đồng tiền vào máu của "ông ỉn" - Ảnh trong bài Bất chấp dư luận, Ném Thượng vẫn "khai đao chém ông ỉn" |
Ý kiến trên thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bạn đọc Huy Hoàng (safetyshoes88@...). TTO xin trích đăng và mời bạn đọc cùng tham gia ý kiến, cùng góp những sáng kiến, những phản biện để giúp việc tổ chức lễ hội không rơi vào cảnh bát nháo, loạn đả... Ý kiến có thể gửi đến email tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc dưới bài viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận