Trong khuôn khổ bài viết, mời bạn đọc cùng Nhịp Sống Số lượt qua một số vị CEO của ngành công nghệ thế giới đang là tâm điểm chú ý hiện nay.
Tim Cook và di sản của Steve Jobs
Phóng to |
Steve Jobs - Tim Cook. Ảnh minh họa: Internet |
Sau khi những lời chúc tụng và chia tay mà mọi người dành cho Steve Jobs lắng xuống, cũng là lúc một câu hỏi tất yếu được đặt ra: Tim Cook, người được đề bạt bởi chính Steve Jobs, sẽ gánh vác di sản mà vị CEO huyền thoại của Apple để lại ra làm sao?
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên Tim Cook “sắm vai” CEO của Apple, hay nói cụ thể hơn, ông đã từng ngồi tạm lên chiếc ghế nóng của Apple vào tháng Một năm nay, thay cho Steve Jobs khi đó phải vắng mặt do những vấn đề về sức khỏe. Và kể từ đó, người đàn ông này đã không ngừng củng cố trách nhiệm, lòng tin cũng như địa vị đối với toàn bộ công ty, trong khi vẫn đảm đương trọn vẹn những gì được Steve Jobs “tạm” giao phó.
Nhưng bây giờ mới là lúc quyền lực cao nhất của Apple chính thức được ấn vào tay của vị cựu giám đốc hoạt động (COO).
Phóng to |
Tim Cook sẽ trở thành một Steve Jobs thứ hai? - Ảnh minh họa: Internet |
Tim Cook từ lâu đã luôn được ví như một “huyền thoại” bởi những gì ông đã làm cho hệ thống chuỗi phân phối của Apple. Hình ảnh thường thấy của Cook là một doanh nhân vô cùng bận rộn, sở hữu một trí óc có khả năng tính toán một cách chính xác tuyệt đối những diễn biến chưa xảy ra của thị trường, và khi đem Tim Cook đặt cạnh những ý tưởng kiến tạo sản phẩm thiên tài của Steve Jobs, chúng ta có một Apple đã và đang trên đỉnh của vinh quang.
Phóng to |
Ảnh minh họa: Internet |
Nhưng đó cũng là tất cả những gì chúng ta được biết về Cook. Trước đây thiên hạ từng biết mọi thứ về Steve Jobs, từ cuộc sống riêng tư cho đến phong cách làm việc, phong cách lập dị cho đến cả thói quen ăn mặc. Nhưng giờ đây với Cook, mọi thứ bỗng xa lạ một cách hụt hẫng.
Theo Jay Elliot, cựu phó giám đốc của Apple và là tác giả cuốn sách The Steve Jobs Way: iLeadership for a New Generation (tạm dịch: Con đường của Steve Jobs, sự lãnh đạo dành cho thế hệ mới) đã mô tả cách mà Steve Jobs tạo ra khuôn khổ để Apple tiếp tục đi theo hướng thiết kế sản phẩm mà ông đặt ra, và không ai khác ngoài Tim Cook là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong việc này.
Theo Elliot, con thuyền Apple sẽ vẫn đi đúng hướng. Tài năng quản lý và đánh giá thị trường của Tim Cook đã góp phần tạo dựng phần to lớn trong thành công hiện tại của công ty, cũng như trong tương lai.
Nhưng cũng phải có khác biệt giữa Steve Jobs và Tim Cook chứ? “Tim thì trầm tính hơn Steve. Nếu Steve luôn mang trong mình một nỗi đam mê và nhiệt huyết khổng lồ, thì Tim lại tỏ ra dễ dãi hơn, và đây cũng rất có thể là một thuận lợi cho riêng vị tân CEO”. Ông Jay Elliot nhận xét.
Điều này là không ngạc nhiên, bởi ai cũng biết phẩm chất hăng hái của Steve Jobs đã từng có thời bị xem là ngạo mạn và ngông cuồng. Chẳng phải chính Steve Jobs đã bị hội đồng quản trị Apple “đá đít” khỏi công ty hồi năm 1985 đó sao? Và giờ đây người ta có thể yên tâm chuyện tương tự sẽ không bao giờ có cơ hội xảy đến với Tim Cook, nhờ vào bản chất điềm đạm vốn có của ông.
AMD tìm được CEO mới sau 7 tháng “vắng” sếp
Không thua kém Apple, một gã khổng lồ khác của ngành công nghệ là AMD, hãng bán dẫn chế tạo bộ vi xử lý lớn thứ hai thế giới (sau Intel) cũng vừa tìm được cho mình một vị giám đốc điều hành mới, chấm dứt cảnh 7 tháng trời hoạt động mà không có… CEO.
Phóng to |
Tân CEO của AMD, Rory Read. Ảnh minh họa: Internet |
Rory P.Read, nguyên là giám đốc kiêm COO của hãng máy tính Lenovo, sẽ đảm đương công việc điều hành AMD, sau khi cựu CEO của hãng là Dirk Meyer đột ngột từ chức vào tháng Một năm nay.
Rory Read là ai?
Có một lịch sử khá ấn tượng, 5 năm làm giám đốc kiêm giám đốc hoạt động tại Lenovo, trước đó là 23 làm việc cho IBM trên cương vị tổng giám đốc mảng dịch vụ tư vấn kinh doanh khu vực Nam Thái Bình Dương, cũng như giám đốc quản lý bộ phận Dịch vụ Tư vấn của IBM.
Vậy là 8 tháng sau khi Dirk Meyer “rũ áo ra đi” do những bất đồng với ban lãnh đạo trong chiến lược phát triển mảng sản phẩm di động, AMD đã có “thuyền trưởng” mới. Được biết, sau khi Dirk Meyer từ chức, AMD đã mở chiến dịch “săn đầu người” cho chiếc ghế CEO ngay lập tức, và trong số ứng cử viên tiềm năng khi đó có cả cựu CEO HP Mark Hurd và… CEO hiện tại của Apple, Tim Cook.
Cũng trong suốt tám tháng qua, Thomas Seifert đã tạm giữ chức CEO của công ty, và với sự có mặt của Read, Thomas sẽ quay về vai trò cũ là phó giám đốc kiêm giám đốc tài chính (CFO) của AMD.
Thử thách cho Read sẽ là không nhỏ, hay nói đúng hơn đây là điều đương nhiên dành cho bất cứ CEO nào của AMD từ trước tới giờ. Read sẽ phải giúp công ty đẩy mạng sản xuất những sản phẩm dành cho tablet nói riêng và thiết bị di động nói chung, vốn là thị trường mà AMD đang sở hữu gần như… 0% thị phần. Nhiệm vụ lớn thứ hai của Read sẽ là giành lại thị phần trên thị trường máy chủ, vốn đang bị mất vào tay Intel.
Chào mừng đến AMD, Rory Read.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận