![]() |
Những người sống sót sau thảm họa cầm những cây thánh giá có khắc tên nạn nhân vụ diệt chủng 1994 diễu hành trên đường phố ở thủ đô Kigali 4-2006 |
Đa số các nạn nhân còn sống sau vụ thảm sát đều cho rằng: các kịch bản Hollywood đều có phần sai lệch khi mô tả cảnh giết chóc của 800.000 người thiểu số Tutsi và người Hutu ôn hòa trong 100 ngày đẫm máu có sự tiếp tay của chính quyền.
“Kết luận của tôi là cả hai phim đều là hư cấu của Hollywood nhắm đến việc kiếm tiền” - nhận định của Jean Pierre Rucogoza, người may mắn sống sót sau “thảm họa Rwanda” đã xem qua hai bộ phim Khách sạn Rwanda và Khoảnh khắc tháng Tư.
Tuy nhiên giảng viên đại học 47 tuổi có 11 người thân đã bị giết chết 1994 này cũng cho rằng Hollywood đã biết sử dụng “công cụ hái ra tiền” đó để đánh thức lương tâm nhân loại trước dẫu đã quá muộn, dẫu rằng sự thật ngoài đời và trên phim khác xa.
“Không phải câu chuyện của chúng tôi”
![]() |
Cảnh trong phim Khoảnh khắc tháng Tư |
Mười năm sau, anh nhận được tin họ bị thảm sát từ một người anh em. Người này giữ vai trò dẫn chương trình trên một đài phát thanh quá khích kêu gọi những kẻ giết người hãy tiếp tục và hiện tại đang đối mặt với tòa án quốc tế.
Với cốt truyện trên, nhiều người sống sót, trong đó có Francois Ngarambe - chủ tịch Hội những người sống sót sau thảm họa Rwanda - lên tiếng: “Đó không phải là câu chuyện của chúng tôi”. Rất nhiều chi tiết quan trọng sai lệch hoặc phớt lờ.
Ngarambe nói rõ, bộ phim hoàn toàn sai lầm khi mô tả cuộc diệt chủng là tác phẩm của lực lượng dân quân, mà không nhận ra kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng này chính là do phe cực đoan người Hutu trong chính quyền và quân đội phát động.
“Mọi người da trắng đều tháo chạy”
![]() |
Cảnh trong phim Chó săn |
Phim quay tại trường Ecole Technique Officielle ở thủ đô, nơi mà các binh lính Liên hiệp quốc người Bỉ đã bỏ rơi hơn 2.000 người Tutsi, để họ bị băm dằm bởi những kẻ khát máu. Bị chỉ trích là cảnh một linh mục Công giáo da trắng quyết định ở lại với người tị nạn, chứ không bỏ chạy theo các cộng sự nước ngoài.
Hẳn người dân Rwanda còn căm phẫn với phương Tây bởi nhiều giáo sĩ cao cấp đã bị lên án là đồng lõa trong vụ thảm sát, cũng như Liên hiệp quốc và siêu cường quốc phương Tây vì đã không can thiệp.
"Không một hoàn cảnh, không một ngôi trường hay bất kỳ đâu mà người da trắng không tháo chạy. Rõ ràng là dối trá” - Wilson Gabo, điều phối viên Quĩ người sống sót Rwanda, nhận định.
“Người hùng sai huyết thống”
![]() |
Don Cheadle trong vai Rusesabagina của phim Khách sạn Rwanda |
Giữa sự làm ngơ của quốc tế, cuộc thảm sát đã kết thúc nhờ Tổng thống Rwanda Paul Kagame, người đã lãnh đạo một phiến quân từ Uganda đứng lên giành chính quyền. Ngay cả tổng thống cũng tham gia vào cuộc tranh luận “Sự thật đằng sau các phim Rwanda của Hollywood”.
Ông chỉ trích gay gắt bộ phim được đề cử giải Oscar năm ngoái, Khách sạn Rwanda. Phim của đạo diễn Terry George kể về nhân vật Paul Rusesabagina (ngôi sao Don Cheadle thủ diễn), là viên quản lý người Hutu tại một khách sạn ở thủ đô, đã mở rộng vòng tay chứa chấp và giúp đỡ hơn 1.200 người Rwanda thoát họa diệt chủng.
Tổng thống Kagame, một người Tutsi, cho rằng bộ phim được quay tại Nam Phi này đã nhầm lẫn về huyết thống của nhân vật chính Rusesabagina và ông sẽ không chọn anh làm biểu tượng anh hùng trong thời kì kinh hoàng.
“Nhiều điều xây dựng nên nhân vật này không có thật” - tổng thống nói - “Mà cho dẫu đúng đi nữa, cũng chẳng đáng để tôn vinh như thế”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận