01/02/2011 05:44 GMT+7

Tết của những chàng rể Việt

ERIK ALMKERK
ERIK ALMKERK

TTXuân - Những chàng trai từ phương xa đến Việt Nam “ăn tết”, lúc đầu bỡ ngỡ với những điều lạ lẫm, nhưng rồi quen, rồi thương. Họ gặp những cô gái Việt và duyên nợ đến. Những cái tết thêm phần thân thương, đầm ấm.

iXFlyktP.jpgPhóng to
Erik và bố vợ
i2d1dRf4.jpgPhóng to

Thật may mắn là tôi có khá nhiều bạn bè nên đã không bị đói. Sau cái tết đầu tiên ở Việt Nam đó đã giúp tôi hiểu thêm một chút về tết. Đến tết thứ hai của tôi, tết năm 2001, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời tôi. Mặc dù lúc đầu kế hoạch của tôi luôn là khám phá những vùng đất mới nhưng rồi tôi luôn trở lại Việt Nam. Tại sao vậy?

Duyên nợ

Mẹ vợ tôi là người làm nem rất ngon. Món “nem bà Nga” đã trở thành thương hiệu, ít nhất là ở khu Thanh Xuân Nam. Những chiếc nem mẹ vừa rán xong làm nên một phần quan trọng trong quá trình “ăn tết” của tôi, tôi sẽ được đặc cách ăn thử thường là 10 cái. Chắc các bạn khó mà tin được mẹ tôi trong chuyến thăm Hà Lan vào mùa xuân năm 2010 đã làm và tổ chức thành công Liên hoan Nem Việt Nam tại ủy ban nơi tôi ở. Với số lượng 1.000 cái nem, trong một ngày, “nem bà Nga” đã thuyết phục được những người Hà Lan khó tính nhất.

Tết năm 2001 thật khác biệt. Tôi không hề lo bị đói nữa, tết trước tôi đã ăn quá no ở nhà các bạn rồi. Muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa trong chuyến đi thăm Việt Nam lần này, tôi quyết định học tiếng Việt. Tết này mọi chuyện xảy ra ngoài dự tính của tôi. Chuyện là cách đó bốn tháng, khi tôi ở Hà Nội, định sẽ lên Sa Pa sắp xếp một số việc với dự án từ thiện trên đó, nhưng đã không thể đi được do trời mưa bão, đường bị phá hỏng. Tôi đã phải ở lại Hà Nội. Trời mưa và mưa cả ngày.

Tết năm đó tôi đã đi thăm tất cả mọi người, những người mà tôi đã làm quen trong bao lần thăm Việt Nam trước đây: bạn bè, người quen, nhân viên khách sạn… Tôi cũng tranh thủ đến thăm cô giáo dạy tiếng Việt vào ngày mồng hai tết, gặp họ hàng và những sinh viên khác của cô. Ngày hôm sau tôi lại hẹn gặp cô nữa. Và cái tết chung đã trở thành duyên nợ của riêng tôi.

Bây giờ chúng tôi đã lấy nhau được gần 10 năm. Ai có thể tưởng tượng được một người luôn tuyên bố sống độc thân như tôi lại lấy vợ. Và lấy ai chứ? Lấy cô giáo của mình! Và dĩ nhiên, kết quả của việc này là kế hoạch khám phá những chân trời mới của tôi sẽ không thể được thực hiện một khi năm hết tết đến là chúng tôi luôn về ăn tết.

Những ngày tết

Lần tiếp theo tôi về đón tết ở Việt Nam, mặc dù là tết thứ ba nhưng là tết đầu tiên tôi đón tết với gia đình nhà vợ. Một trải nghiệm hoàn toàn khác.

Vâng, lại rất khác!

Mọi thứ bắt đầu với thời gian chuẩn bị đón tết. Tôi thật sự yêu thích khoảng thời gian này. Đó là khoảng thời gian bận rộn. Nhiệm vụ của tôi là lau hết gương trong các phòng, tất cả cửa sổ, tóm lại là tất cả những gì bằng kính. Lần nào cũng như lần nào, đó là nhiệm vụ của tôi và tôi thật sự vui khi thực hiện nhiệm vụ đó.

Mẹ vợ rất tin tưởng tôi, bà không cho phép bất kỳ ai được lau gương trước ngày tết, trừ tôi!

Một khi năm mới bắt đầu lúc đó mới thật là bận rộn. Tiếp khách là điều thật tuyệt nhưng cũng mệt đấy chứ. Và rồi đi thăm quê nội và ngoại. Lần đầu tiên tôi làm quen với điều này khá khó khăn. Ngày nghỉ mà tôi phải dậy từ 5 giờ sáng! Sau một quãng đường dài chúng tôi tới nơi, đó là quê bố vợ tôi: Hải Dương.

Lần đầu tiên tôi được làm quen với rất nhiều họ hàng, và mặc dù rất tự tin với vốn tiếng Việt của mình, ít nhất tôi cũng đã biết hết các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt, tôi nghĩ vậy. Tuy nhiên tôi đã thật sự choáng váng khi được giới thiệu với một cô mà tôi phải chào là “bà cô”, một đại từ hoàn toàn mới, đã có đại từ “bà” lại thêm cả đại từ “cô” đi cùng nữa. Lúc đầu mẹ vợ cũng không thể giải thích ngay được cho tôi về mối quan hệ của bà - cô và tôi, rồi cuối cùng tôi cũng hiểu.

Các cô, các bác hỏi tôi người Hà Lan ăn gì. Khi tôi trả lời là ngoài thịt và rau thì món chính mà người Hà Lan ăn là khoai tây luộc, mọi người ngạc nhiên lắm. Mặc dù bản thân tôi không ăn nhiều khoai tây luộc như những người Hà Lan điển hình khác, đơn giản vì tôi không thích món đó, song khi trở về Hà Nội chúng tôi được cho bao nhiêu là khoai tây, đến mấy chục cân, tôi hơi ngại vì nhiều quá nhưng ai cũng bảo không sao đâu, cứ nhận đi. Thấy tôi vẫn ngại, cháu họ tôi an ủi: “Không sao đâu chú, ở quê trồng nhiều khoai lắm, ăn không hết đâu, quà quê mà!”. Sau đó, em vợ tôi đã làm món khoai tây chiên tỏi ngon tuyệt.

Những ngày tiếp theo bận rộn không kém, không có phút nào để nghỉ cả. Cùng với mẹ vợ, vợ, anh rể chị gái, em gái và các cháu, chúng tôi đi thăm tất cả hàng xóm. Hàng xóm ở đây không phải là những người sống sát ngay cạnh nhà mình, mà bao gồm cả các cô bác sống cách mấy con đường, có khi cách đến mấy kilômet. Đi bộ từ nhà này sang nhà khác là điều khá đơn giản, nhưng ở nhà nào cũng được ăn, đặc biệt là chúc rượu thì quả thật là khó khăn với bất kỳ dạ dày của ai.

Dĩ nhiên, một ngày tết chưa kết thúc vào lúc đó, về nhà rồi lại có khách, lại có nhiều người nữa đến thăm! Sau một tuần những chuyến đi chúc tết thưa dần, lúc này có thể nghỉ ngơi một chút thì cũng là lúc chúng tôi phải nói lời tạm biệt và quay lại Hà Lan. Nhưng rồi nghĩ về tết, tôi lại thật sự cảm thấy vui, cảm thấy đã có một khoảng thời gian đẹp nhất trong năm; và rồi tôi nhận ra đó quả là một kỳ nghỉ tuyệt vời mà không gì có thể mua được, không một công ty du lịch nào trên thế giới có thể cung cấp được.

Cách giải thích của tôi về tết

Bất kỳ lần nào về lại Hà Lan sau khi “ăn tết” ở Việt Nam, khi mọi người hỏi tôi tết Việt Nam thế nào, tôi thấy rất khó trả lời. Tôi có quá nhiều kỷ niệm ấn tượng để có thể kể, mặc dù cũng không thích một số thứ (như việc phải thức dậy sớm sau một ngày bận rộn).

Vì không thể kể hết những điều tuyệt vời về tết nên tôi đã nghĩ ra một cách giải thích tắt là: “Tết Việt Nam vui lắm, bạn hãy cộng hết các ngày lễ của Hà Lan: ngày sinh Nữ hoàng, ngày quốc khánh, ngày lễ Phục sinh, ngày Noel, ngày lễ năm mới và nhân với 100, sẽ ra ngày tết Việt Nam”. Tôi nghĩ cách giải thích của mình có thể diễn tả được đúng nhất về ngày tết Việt Nam cho bạn bè và đồng nghiệp ở Hà Lan.

Năm nay tôi sẽ lại được đón tết ở Việt Nam. Lần đón tết nào tôi cũng tăng vài kilogam, bây giờ tôi đã hoàn toàn hiểu ý nghĩa thật sự của từ “ăn tết”.

Erik Almkerk là chuyên gia tin học người Hà Lan, yêu Việt Nam ngay từ lần đầu tiên đến đây. Từ đó, gần như năm nào anh cũng dành kỳ nghỉ duy nhất của năm tại Việt Nam. Anh có thể nói và hát được tiếng Việt, anh yêu giọng hát Ngọc Tân và Thái Bảo, say mê nhạc Trịnh.

xvmC3HpJ.jpgPhóng to
Phố nhỏ Hà Nội chiều 30 Tết Canh Dần - Ảnh: Hoài Linh

Năm đầu tiên, thú thật tôi không có mấy trải nghiệm với sự kiện quan trọng nhất trong năm với người Việt Nam. Khi đó tôi chỉ biết tết là năm mới của người Việt được tính theo lịch mặt trăng và đánh dấu mùa xuân đến.

Những thông tin về du lịch cho tôi biết là cả nước đều “chuyển động” trước và sau dịp tết và các hãng lữ hành đều khuyên chúng tôi không nên du lịch vào thời điểm này, phần vì xe cộ khó khăn, phần vì hầu hết cửa hàng đều sẽ đóng cửa. Một vài đồng nghiệp Việt Nam kể cho tôi về những thói quen và đồ ăn uống đặc trưng ngày tết. Tôi cũng thấy khá tò mò nhưng cuối cùng quyết định về Đức thăm gia đình.

Những điều bỗng nhiên

IHC2sFs1.jpgPhóng to

Ralf Timmler, người Đức, 53 tuổi, tới Việt Nam năm 2004 với tư cách là chuyên gia của Tổ chức Hỗ trợ phát triển Đức (DED). Từ năm 2004-2010, Ralf làm việc trực tiếp cùng các đối tác Việt Nam ở Liên minh Hợp tác xã Thừa Thiên - Huế và Liên minh Hợp tác xã miền Trung (tại Tam Kỳ, Quảng Nam). Năm 2010, ông được Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp hợp tác xã. Từ giữa năm 2010 đến nay, ông sống cùng vợ tại Hà Nội và hiện là giáo viên tiếng Anh cho Trung tâm Apollo.

Cái tết tiếp theo thì tôi quen biết nhiều bạn bè Việt Nam hơn, nhưng đó cũng là lúc bỗng nhiên tất cả mọi người đều về nơi cha mẹ họ đang sống, nơi họ gọi là “quê”.

Lúc ấy tôi tính sẽ ở lại Hà Nội vì có thể sẽ có nhiều nhà hàng mở cửa hơn so với nơi tôi đang công tác khi đó, vốn chỉ là một thành phố nhỏ. Với lại Hà Nội cũng luôn là thành phố ưa thích của tôi cho dù mức độ ồn ào và nhộn nhịp ngày càng trở nên khó chấp nhận. Tuy nhiên những ngày giáp tết mới thật sự khiến tôi bị sốc.

Thành phố bỗng nhiên ầm ĩ vô cùng. Tôi chưa bao giờ thấy nó hối hả đến thế. Thậm chí gọi taxi cũng rất vất vả. Từ taxi tới xe máy đều chất đầy các gói quà đóng gói sẵn hoặc các cây đào, cây quất… Không khí ấy gợi tôi nhớ tới Giáng sinh ở phương Tây. Giáng sinh càng gần, phố xá càng bận rộn và ai ai đều mải mê mua mua bán bán.

Rồi cũng đột ngột không kém, tất cả những điều này biến mất! Hà Nội yên ắng lạ thường! Không những thế, tôi còn hơi sốc khi thấy quán cà phê ưa thích của mình cũng đóng cửa. Trong lúc tuyệt vọng tìm một nơi khác uống cà phê (nhân tiện, sau khi bắt đầu uống cà phê Việt Nam tôi không thích uống các loại cà phê khác nữa, kể cả espresso hay cappuccino!), tôi chạy xe khắp đường phố vắng vẻ và chú ý tới rất nhiều chi tiết mà ngày thường không bao giờ thấy. Thế là tôi dành những ngày tết một mình khám phá thành phố một cách khoan thai và bình thản mà không bị sự ồn ào, lộn xộn của giao thông làm ảnh hưởng.

Câu chuyện tình thân

Bây giờ tôi đã lập gia đình ở Việt Nam và điều này khiến cảm nhận tết của tôi thay đổi rất nhiều. Việc dành những ngày tết bên cạnh gia đình giúp tôi thật sự nhìn thấy khoảng thời gian này có ý nghĩa sâu sắc đến nhường nào với các bạn. Tôi bắt đầu quen thuộc với các thói quen ngày tết. Nhìn chung mọi người đều vui vẻ chào đón tôi và cố gắng khiến tôi thoải mái, dễ chịu. Họ xuề xòa và bỏ qua những lúc tôi không biết cư xử thế nào cho đúng phép và chỉ cho tôi thấy những điều nên và không nên làm hay nói trong ngày tết.

Chẳng hạn như sáng mồng một thì kiêng quét rác, gặp trẻ con nên lì xì, hay đêm giao thừa thì cả nhà cùng thức đến 12g đêm rồi cùng nhau bày biện bánh kẹo chuẩn bị đón khách. Điều này khiến tôi thay đổi hẳn cảm nhận về tết vì bây giờ tôi đã có gia đình của mình ở Việt Nam. Nói điều này không quá tí nào.

Lần đầu tiên về ăn tết cùng gia đình vợ, hai ông anh rể mời tôi uống rượu và rất nghiêm trang bảo tôi: “Từ bây giờ chúng ta là anh em”. Lúc ấy tôi rất xúc động vì ở Đức, dù là anh em rể hay chị em dâu thì chúng tôi đều gọi nhau bằng tên riêng và ai nấy lo cuộc sống của mình, chứ không hoàn toàn coi nhau là người một nhà. Nhưng ở Việt Nam, khi đã trở thành anh em rể tôi được phép tiếp cận gia đình của họ và được chào đón như thành viên. Tết năm ấy em rể tôi đưa tôi về nhà ăn cơm, giới thiệu với bố mẹ cậu ấy và dạy tôi cách xưng hô phù hợp.

Giờ đây, tết nào chúng tôi cũng đón giao thừa cùng bố mẹ vợ và ngủ đẫy mắt sáng mồng một rồi đi thăm hỏi các anh chị em đã có gia đình riêng. Tôi luôn được bố mẹ vợ chào đón như bốn người con ruột khác của ông bà. Không có khoảng cách, tôi cũng giống như bất cứ ai khác trong gia đình. Đó là điều tôi thích nhất khi ăn tết ở Việt Nam: cảm giác gia đình thân thuộc và niềm vui khi họ hàng, bạn bè và hàng xóm tới thăm. Việc được nghỉ tết cùng gia đình mình ở Việt Nam khiến tôi cảm thấy vô cùng ấm áp, an toàn như ở nhà; nhưng lần nào cũng khiến tôi có phần đôi chút nhớ quê hương.

X7AxqAoe.jpgPhóng to
Ronald Hoogerbrug

Tết là thời gian mà mỗi người Việt Nam mong đợi trong một năm. Tết là những ngày nghỉ lễ để bạn đi thăm gia đình và bạn bè. Đó cũng là dịp để bạn gặp gỡ, trò chuyện và làm quen với cả những người quen hay bạn bè của những người bạn mà mình tới thăm. Tết cũng là những ngày mà những người thân ở xa về đoàn tụ với gia đình hàn huyên tâm sự.

Ronald Hoogerbrug là kỹ sư thủy lợi tại thành phố Delft, nơi có trường đại học thủy lợi danh tiếng của Hà Lan. Hằng năm Ronald lại có thêm rất nhiều bạn mới là các sinh viên Việt Nam sang Hà Lan học tập tại trường đại học này.

Ronald nói tiếng Việt rất sõi, yêu Việt Nam và rất thích các món ăn Việt; con gái Mimosa Mai của họ có thể nói sõi cả hai thứ tiếng.

Mâm cỗ

Vào những ngày tết ấy tôi và vợ luôn có những buổi gặp gỡ liên hoan cùng bạn bè từ sáng đến chiều. Có những ngày khi chúng tôi chỉ hẹn đến chơi chúc tết bạn bè hoặc gia đình một lúc thôi, nhưng kết quả là đến mỗi nhà chúng tôi lại được chủ nhà đón tiếp với một bữa cơm hoàn toàn tết đầy đủ các món.

Cũng trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai này tôi được biết đến bánh chưng và cách người Việt Nam làm bánh thế nào. Mọi thứ cần thiết cho bánh chưng được chuẩn bị trong buồng của ông tôi. Lá dong được rửa sạch, sắp sẵn từng chồng bên cạnh rổ gạo nếp và đậu xanh. Thịt lợn được cắt miếng theo đúng kích cỡ không quá to hay quá nhỏ để lượng mỡ ngấm ra phần gạo nếp và đậu xanh được vừa độ. Cả đêm phải có người trông bánh và giữ độ lửa của bếp than, thêm nước sôi mỗi khi nước cạn. Sáng hôm sau chúng tôi hãnh diện với chồng bánh chưng mới 32 chiếc.

Lần đầu tiên tôi được nếm chiếc bánh chưng là ngày 24 tháng giêng khi ngồi cùng một mâm với bố vợ tôi, bố Lưu Văn Ðầm. Trên mâm cỗ là những món ăn rất hấp dẫn được tất cả những phụ nữ trong gia đình chuẩn bị như xôi, măng tươi, rau muống và... bánh chưng. Tôi tò mò nhìn khối vuông màu xanh trên đĩa, chiếc bánh chưng được gói chắc chắn, kín đáo trong những lớp lá xanh trông như gói quà vào dịp lễ Giáng sinh của chúng tôi ở Hà Lan.

Một gói quà vuông cân đối được chia ra bốn góc đều đặn bởi hai dây lạt. Mọi người quanh mâm tự hỏi không biết chàng rể nước ngoài kia có biết ăn món bánh đặc biệt này? Với đôi bàn tay thô ráp, bố vợ tôi khéo léo từng bước mở gói quà màu xanh ấy, bắt đầu từ hai dây lạt và mở dần từng lớp lá tới phần bánh xanh ươm màu lá. Bằng một động tác thuần thục ông lật ngược chiếc bánh đã không còn lớp lá nào.

Những chiếc lạt buộc lớp lá xanh bên ngoài với nhau được sử dụng để cắt chiếc bánh vuông vắn ra thành chín phần đều đặn. Bố vợ gắp góc bánh đầu tiên vào bát cho tôi và ra dấu bảo tôi ăn. Trong tất cả bữa ăn ông dành sự quan tâm đầu tiên cho những đứa cháu nhỏ. Không bao giờ ông là người ăn miếng đầu tiên trong các bữa ăn.

Tưởng nhớ

Tết 2001 là lần đầu tiên tôi được thưởng thức món bánh chưng cùng bố vợ. Ông và tôi là hai người trong gia đình thật sự thưởng thức món bánh chưng với tất cả sự nhiệt tình. Hai bố con chúng tôi mỗi người đã ăn hết ba phần tư của mỗi chiếc bánh chưng liền một lúc trong số bốn chiếc bánh trên bàn ăn.

Vào ngày mồng một tết năm 2011 này tôi sẽ không còn được nhìn thấy bố vợ ngồi thưởng thức món bánh chưng yêu thích nữa. Vào dịp tết năm 2009 ông ốm rất nặng và chỉ vài tháng sau tết ông đã rời xa chúng tôi. Thế hệ các con trai ông sống vội vàng hơn. Họ không còn gói bánh chưng vào dịp tết mà mua bánh ở chợ Sài Đồng.

Ở Hà Lan vợ chồng tôi còn gói vài chiếc bánh chưng vào dịp tết. Tiếc là món thịt lợn ở đây không đủ độ mềm ngấm vào bánh như ở Việt Nam, vị bánh không hoàn toàn giống. Nhưng dù sao vợ chồng tôi vẫn có chiếc bánh chưng để đặt lên bàn thờ bố vợ tôi. Buồn vì sự thiếu vắng ông nhưng vui vì chiếc bánh chưng đưa chúng tôi đến gần bố của chúng tôi.

Tết cũng là những ngày để tưởng nhớ đến những người thân đã khuất.

ERIK ALMKERK
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên