Techcombank “ghi điểm” trên các báo cáo đánh giá quốc tế - Ảnh: TCB
Nhờ am hiểu địa phương
Kết quả này có được, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, nhờ việc Techcombank đã phát huy hiệu quả "am hiểu khách hàng" trong cấp tín dụng, đồng thời thực hiện nhiều đổi mới sáng tạo giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả dịch vụ trên nguyên tắc "khách hàng là trọng tâm".
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý 1-2021 của Techcombank đã vượt các dự báo trước đó, đạt 5.500 tỉ đồng, tăng 76,8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 8,4% so với quý 4-2020.
Đây là lý do ngân hàng nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư và được các chuyên gia phân tích hàng đầu thế giới đánh giá cao như JP Morgan, UBS, Morgan Stanley, Maybank… khi nhận định đây là ngân hàng am hiểu địa phương, có mạng lưới rộng, đa dạng sản phẩm với đội ngũ quản lý xuất sắc".
Gần đây nhất, JP Morgan tiếp tục đưa ra đánh giá cao (Overweight) đối với Techcombank. Theo JP Morgan, lợi nhuận trong quý 1-2021 của Techcombank đã vượt 26% so với dự báo trước đó của tổ chức này, nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về cả thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 45% so với cùng kỳ năm trước và tăng 12% so với quý trước do biên lãi thuần (NIM) được mở rộng. Đồng thời, thu nhập từ phí dịch vụ cũng tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.
"Chất lượng tài sản được duy trì tốt, với tỉ lệ nợ xấu (NPL) giảm 8 điểm cơ bản so với quý trước xuống 0,38%. Chi phí hoạt động tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với ước tính của chúng tôi", báo cáo của JP Morgan cho biết.
Những kết quả khả quan này cho thấy hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của ngân hàng, tái khẳng định sự nhanh nhạy của Techcombank trong việc mở rộng quy mô kinh doanh với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) là 16,1% tại cuối năm 2020, đồng thời dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu của Techcombank (EPS) cũng có mức tăng trưởng kép hàng năm khoảng 20% hàng năm trong giai đoạn 2020-2023.
UBS khuyến nghị gì?
Tương tự, UBS - tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới có trụ sở tại Thụy Sĩ - cũng đánh giá Techcombank là lựa chọn hàng đầu của họ, với khuyến nghị "Mua" đối với cổ phiếu TCB.
"Techcombank đã báo cáo lợi nhuận trước thuế quý 1-2021 đạt 5,5 nghìn tỉ đồng (240 triệu USD), tăng 76,8% so với cùng kỳ năm trước và vượt 16% so với kỳ vọng của UBS, tương ứng nhờ mở rộng NIM, tăng trưởng vững chắc về cả tín dụng và thu nhập ngoài lãi kết hợp với kiểm soát tốt nợ xấu", chuyên gia phân tích Worawat Saisuphatphol của UBS nhận định.
Theo báo cáo của UBS, tỉ lệ nợ xấu của Techcombank tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ 0,38% nhờ tăng dự phòng rủi ro.
Nỗ lực này nhằm hạn chế tác động bất lợi của đại dịch COVID-19 tới các khoản cho vay, với tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu của Techcombank ở mức cao 219%, tạo bộ đệm vững chắc cho Ngân hàng trong hoạt động.
"Techcombank là lựa chọn hàng đầu và chúng tôi duy trì quan điểm mua vào (cổ phiếu) đối với ngân hàng dẫn đầu và năng động nhất tại Việt Nam", ông Saisuphatphol cho biết thêm.
Trong báo cáo phân tích của JP Morgan gửi tới khách hàng, Techcombank là một trong những ngân hàng hiếm hoi trong khu vực có thể sinh lời trên cả hai khía cạnh của bảng cân đối kế toán, giúp đảm bảo khả khả năng sinh lời dài hạn.
Kết quả cụ thể, Techcombank là ngân hàng có tỉ suất sinh lời tính trên tài sản (ROA) cao hàng đầu mặc dù thị phần huy động thấp, chỉ 3%.
"Ngân hàng có khả năng đặc biệt để quản lý tăng trưởng cho vay của mình với hệ thống điều chỉnh tổng tín dụng, nhờ các khoản đầu tư vào trái phiếu của một số tập đoàn lớn có rủi ro thấp và tỉ lệ cho vay/tài sản thấp, chỉ ở mức 63%. Hơn nữa, nguồn vốn vững chắc và nợ xấu thấp cho phép tăng trưởng tín dụng có thể duy trì ở mức 20% trong ba năm tới", JP Morgan lưu ý.
Một điểm nổi bật trong cơ cấu nguồn vốn của Techcombank được JP Morgan đánh giá cao, đó là tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn trên tổng tiền gửi (CASA) rất cao giúp chi phí huy động vốn của ngân hàng ở mức thấp, và cải thiện NIM.
Kết quả này có được nhờ chương trình miễn phí chuyển khoản qua kênh điện tử của ngân hàng và hoàn tiền 1% cho khách hàng mua sắm bằng thẻ ghi nợ (Debit cashback 1%), giúp thu hút lượng lớn khách hàng mở tài khoản, nâng tỉ lệ CASA đạt 44%, từ mức 22% năm 2017.
"Chúng tôi kỳ vọng CASA sẽ tăng lên 50% vào năm 2023, giúp mở rộng NIM, đồng thời kết hợp với sự bền vững của vốn chủ sở hữu giúp ROE tiếp tục cải thiện", JP Morgan cho biết.
Trước đó, báo của của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng cũng ra báo cáo đánh giá cao chiến lược của Techcombank khi tập trung vào các công ty hàng đầu trong khu vực tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam. Việc tập trung phục vụ phân khúc khách hàng mà "ngân hàng có am hiểu sâu sắc" giúp Techcombank có thể vượt qua đại dịch COVID-19.
Tương tự như các chuyên gia phân tích của JP Morgan và UBS, chuyên gia của Maybank Kim Eng đánh giá cao tiềm năng của TCB . Giá cổ phiếu TCB mới được giao dịch ở mức P/B (thị giá trên giá trị sổ sách) là 1,6 (tại thời điểm ra báo cáo 4/5 - pv), thấp hơn trung bình ngành là 1,7.
Maybank Kim Eng kỳ vọng giá cổ phiếu TCB tiếp tục cải thiện với chỉ số P/B vượt mức bình quân ngành nhờ nền tảng hoạt động ngân hàng vững chắc và duy trì được hiệu quả hàng đầu trong khối ngân hàng cổ phần tại Việt Nam.
Tại Đại hội đồng cổ đông 2021 tổ chức vừa qua, Tổng giám đốc Techcombank Jens Lottner cũng đã chia sẻ tầm nhìn của Ngân hàng là trở thành ngân hàng Top 10 khu vực Đông Nam Á, có quy mô và năng lực tốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Để đạt mục tiêu này, vị CEO người Đức cho biết sẽ tiếp tục nâng tỉ lệ CASA một cách bền vững, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ với dữ liệu vượt trội, cũng như đầu tư lớn hơn nữa cho nguồn nhân lực xuất sắc của Ngân hàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận