28/04/2022 09:33 GMT+7

Techcombank duy trì động lực tăng trưởng mạnh mẽ

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Các chỉ tiêu kinh doanh quý 1 của Techcombank đều tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp rất đáng kể cho mục tiêu lợi nhuận 27.000 tỉ đồng của cả năm nay.

Techcombank duy trì động lực tăng trưởng mạnh mẽ - Ảnh 1.

Techcombank theo đuổi chiến lược phát triển bền vững - Ảnh: L.T

Gần đây, động thái đúng đắn của các cơ quan quản lý nhằm lành mạnh hóa hoạt động trên thị trường trái phiếu và bất động sản đã tạo ra một số lo lắng nhất định trên thị trường tài chính. Song, những thách thức này sẽ mang lại cơ hội cho các tổ chức đang nỗ lực kiểm soát rủi ro và xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài bền vững, như Techcombank.

Ông JENS LOTTNER (tổng giám đốc Techcombank)

Techcombank vừa công bố kết quả kinh doanh trong quý 1. Ông Jens Lottner, tổng giám đốc Techcombank, khẳng định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Techcombank ở mức rất tốt.

Lợi nhuận đạt 6.800 tỉ đồng

Lợi nhuận trước thuế đạt 6.800 tỉ đồng, tăng tới 23%. Tổng thu nhập hoạt động tăng 13,2% so với cùng kỳ, đạt 10.100 tỉ đồng với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi.

Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 1 năm 2022 đạt 418,9 nghìn tỉ đồng, tăng 7,9% so với cuối năm 2020, phản ánh nhu cầu tín dụng lành mạnh ở tất cả các phân khúc khách hàng.

Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 49,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 171,6 nghìn tỉ đồng. Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 18,1% so với cuối quý 1 năm 2021, đạt 270,9 nghìn tỉ đồng.

Tổng tiền gửi tại ngày 31-3 là 328,9 nghìn tỉ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nguồn huy động vốn khác cũng tiếp tục được khai thác mạnh mẽ. Khoản vay hợp vốn tăng gần 3 lần, đạt 34,3 nghìn tỉ đồng và giấy tờ có giá đạt 32,7 nghìn tỉ đồng, tăng 25,7% so với quý 1 năm ngoái.

Điểm đáng chú ý là chi phí dự phòng rủi ro giảm tới 74,3% so với cùng kỳ năm trước do nhiều doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát.

Tỉ lệ CASA tiếp tục đứng đầu ngành

Techcombank tiếp tục củng cố vị thế đầu ngành về tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 165.700 tỉ đồng, duy trì tỉ lệ 50,4% tại thời điểm 31-3, không thay đổi so với quý 4 năm ngoái.

CASA của khách hàng cá nhân đóng góp 107.800 tỉ đồng, tăng 24,8%. Đồng thời, những nỗ lực mở rộng cung cấp các gói sản phẩm cũng giúp tăng CASA của khách hàng doanh nghiệp lên 42,2%. Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) lần lượt đạt mức 50,4% và 3,6%. Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II vững mạnh, đạt 15,1%.

Trong quý 1, Techcombank đã thu hút thêm hơn 0,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên hơn 9,8 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân lần lượt đạt 194,6 triệu giao dịch và 2,7 triệu tỉ đồng, tăng lần lượt 42,2% và gần 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thanh khoản và vốn, trong quý 1, Techcombank tiếp tục duy trì thanh khoản dồi dào với tỉ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt xấp xỉ 72%. Tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn ở mức 32,2%, thấp hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,1% cuối quý 1 năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, và nhích nhẹ so với cuối năm 2021.

Về chất lượng tài sản, Techcombank nhấn mạnh tỉ lệ nợ xấu cuối quý 1 chỉ ở mức 0,7% với tỉ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh đạt 160,8%. Những con số này phản ánh chất lượng và sự ổn định của tài sản trong và sau đại dịch COVID-19.

Riêng nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 1.600 tỉ đồng, tương đương 0,4% tổng dư nợ, thấp hơn mức 1.900 tỉ đồng ở cuối năm 2021.

Tăng tiềm lực để phát triển bền vững

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Techcombank vừa diễn ra, ông Hồ Hùng Anh, chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng này, nêu rõ quan điểm phát triển Techcombank là kinh doanh bền vững. Đây là lý do mà Techcombank năm nay tiếp tục chưa chia cổ tức.

"Đi qua chặng đường dài 29 năm, trong suốt quá trình đó, ngân hàng luôn có quan điểm nhất quán về việc củng cố vốn, tiềm lực và phát triển kinh doanh để có lợi nhuận tốt. Nhiều cổ đông hỏi tại sao ngân hàng cần phải giữ lại nhiều vốn như vậy? Nhưng cần nhìn về hệ số an toàn vốn so với các nước trong khu vực và chúng tôi vẫn muốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh để phát triển hơn" - ông Hồ Hùng Anh nói.

Liên quan đến khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ông Hồ Hùng Anh cho biết quan điểm của Chính phủ là phát triển thị trường vốn lành mạnh. Thực tế, cơ quan quản lý không hạn chế thị trường vốn mà đang làm sạch và một số vấn đề tiêu cực xảy ra vừa qua là thiểu số.

Do đó, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là chiến lược phù hợp mà Techcombank đã lựa chọn. Lý do mà Techcombank giữ khoảng 62.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến cuối năm 2021 vì tin tưởng vào khả năng quản lý rủi ro của mình và sẵn sàng cung cấp nguồn trái phiếu đó cho các cá nhân và doanh nghiệp nếu họ có nhu cầu đầu tư.

Công ty cổ phần chứng khoán kỹ thương (TCBS) tham gia thẩm định cùng ngân hàng, xếp hạng các tổ chức một cách lành mạnh giúp nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn một cách minh bạch.

Đối với cho vay bất động sản, một quốc gia trẻ như Việt Nam thì việc phát triển thị trường bất động sản là rất bình thường và trong 5-10 năm nữa sẽ tiếp tục phát triển, ngân hàng vẫn kỳ vọng có cơ hội đầu tư tốt.

"Tôi không nghĩ Techcombank sẽ thay đổi chiến lược dài hạn về lĩnh vực bất động sản", chủ tịch Techcombank nói.

Về rủi ro trong cho vay bất động sản, lãnh đạo Techcombank nhấn mạnh những năm vừa qua ngân hàng này đang làm rất tốt. Các dự án mà Techcombank đầu tư đều có các chủ đầu tư, lãnh đạo uy tín. Hoạt động cho vay bất động sản tập trung nhiều vào nhóm người mua nhà ở thật, hạn chế tối đa việc cho vay khu đất hoặc có khả năng đầu cơ, không mang lại giá trị thặng dư.

5 năm qua, ngân hàng không có một vấn đề nào với các khoản vay bất động sản. Tỉ lệ nợ xấu gần như bằng 0 đối với cho vay lĩnh vực này. Do đó, những định hướng của ngân hàng vẫn được duy trì.

Sức khỏe thương hiệu của Techcombank đang rất tốt

hinh agm1

Ông Jens Lottner, tổng giám đốc Techcombank, đang chia sẻ với cổ đông tại đại hội đồng cổ đông thường niên vừa diễn ra - Ảnh: L.T.

Đó là khẳng định của tổng giám đốc Jens Lottner với cổ đông tại đại hội đồng cổ đông thường niên vừa diễn ra. Techcombank đã và đang sẵn sàng cho các bước phát triển tiếp theo. Năm 2021, Techcombank đạt lợi nhuận ở mức kỷ lục, vượt 1 tỉ USD với lãi trước thuế hơn 23.200 tỉ đồng, tăng trưởng hơn 47% so với 2020. Tổng tài sản tăng 29,4%. Tổng nguồn vốn tăng 14,6%. Techcombank đặt mục tiêu 5 năm tới không những dẫn đầu Việt Nam mà còn là TOP 10 ngân hàng tốt nhất tại ASEAN.

Xử lý nợ tái cơ cấu sớm một bước, Techcombank tự tin với sức bật 2022 Xử lý nợ tái cơ cấu sớm một bước, Techcombank tự tin với sức bật 2022

Chủ động xử lý nợ tái cơ cấu sớm trước 2 năm so với thời hạn, nguồn lực dự phòng đối ứng vượt trội, Techcombank tự tin với sức bật trong năm 2022 để tiếp tục hướng đến những kỷ lục mới.

LÊ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên