Nét đẹp của thiếu nữ Tây Nguyên bên khung dệt thổ cẩm - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Tây Nguyên cần phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng chất đậm chất sử thi. Phải luôn ý thức gìn giữ không gian sống, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên.
Tham dự lễ hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo
Festival văn hóa cồng chiêng với thông điệp hãy cùng chung tay bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng đang được hơn 1.200 nghệ nhân và hàng ngàn bạn trẻ thể hiện với nhiều nét văn hóa độc đáo.
Ở các buôn làng Tây Nguyên, tiếng cồng, tiếng chiêng như món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Phụ nữ mềm dẻo với những cái xoay, đàn ông mạnh mẽ với những bước nhảy, những cái vung tay như đang chiến đấu với mãnh thú…
Các nghệ nhân hóa trang thành các mãnh thú trong lễ hội đường phố - một trong những hoạt động tại lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Các lễ hội ở các buôn làng Tây Nguyên thường có những bộ trang phục được làm bằng rễ cây, những chiếc mặt nạ bằng gỗ, bằng những vật dụng thông thường bởi người dân Tây Nguyên tin rằng các thế lực siêu nhiên có thể chi phối cuộc sống thường nhật của buôn làng, có cả thần linh và ma quỷ…
Rất đông các "nghệ nhân nhí" tham gia Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Ban tổ chức cũng tái hiện lễ mừng nhà rông mới - là một trong những nghi lễ truyền thống của người Bana, nhằm giới thiệu và quảng bá một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất trong Không gia văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Theo truyền thống của người Bana, lễ khánh thành nhà rông mới được thực hiện trong phạm vi cộng đồng để toàn thể dân làng thực hiện lời hứa và trả ơn với những giúp đỡ của thần linh; cầu mong dân làng được che chở, không bị dịch bệnh, tai nạn, đau ốm. Để tạ ơn, dân làng dâng hai con heo, hai con gà và từ sáu ghè rượu lớn trở lên...
Một số hình ảnh đặc sắc tại lễ hội:
Đánh cồng chiêng, múa xoan mừng nhà rông mới của buôn làng người Bana - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Vị già làng uống rượu cần sau khi hoàn thành các nghi lễ để bắt đầu mời khách - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Một du khách nhí tham dự lễ mừng nhà rông mới cùng buôn làng - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Trong văn hóa người Tây Nguyên, tiếng cồng, tiếng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Dệt thổ cẩm cũng là một nét văn hóa đặc sắc ở các buôn làng Tây Nguyên - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Các bà, các mẹ truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho các thiếu nữ - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Trong lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, hầu như các đoàn đều rất đông các thiếu niên, thiếu nhi - những thế hệ tiếp nối của nền văn hóa đặc sắc này - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Tây Nguyên thực sự đang vào hội... - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận