Đây là một trong những tạp chí khoa học đa ngành uy tín nhất thế giới do Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học xuất bản.
Trong mục thư điện tử của tạp chí, bức thư của giáo sư Phạm Quang Tuấn cùng một số trí thức Việt Nam và Việt kiều, giải thích tính phi pháp của "đường lưỡi bò" bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ Trung Quốc.
Xem bài tiếng Anh tại đây
Phóng to |
Bài của giáo sư Phạm Quang Tuấn trên Science |
Nhóm tác giả cho rằng việc tác giả Trung Quốc đưa bản đồ có "đường lưới bò" vào bài viết, với hàm ý khẳng định các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc “là điều đáng phải đặt câu hỏi, đặc biệt là khi các quần đảo gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo”.
Lạm dụng khoa học để hợp lý hóa đường lưỡi bò
Bức thư tiếp: “Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật biển của Liên Hiệp Quốc vốn đã được tất cả quốc gia xung quanh biển Đông, kể cả Trung Quốc, phê chuẩn”.
Giới trí thức Việt Nam nhận định đây là một kết quả đáng khích lệ trong quá trình khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Tiến sĩ Lê Văn Út từ ĐH Oulu (Phần Lan) nhận định các trí thức Việt Nam đã buộc tạp chí Khoa Học phải giữ môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận