16/03/2022 10:19 GMT+7

Tăng giờ làm thêm: làm sao hài hòa lợi ích?

NGUYỄN ĐƯỚC
NGUYỄN ĐƯỚC

TTO - Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã có đề xuất gửi Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ra nghị quyết chấp thuận việc tăng giờ làm thêm đối với doanh nghiệp, từ 40 giờ trong tháng lên 72 giờ trong tháng.

Tăng giờ làm thêm: làm sao hài hòa lợi ích? - Ảnh 1.

Công nhân một doanh nghiệp may mặc (quận Tân Bình, TP.HCM) thường xuyên tăng ca để đáp ứng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản - Ảnh: TỰ TRUNG

Trước thực tế "chật vật" tìm nhân công, việc tăng thời giờ làm là giải pháp vượt qua khó khăn. Đây cũng là nhu cầu của không ít người lao động để có thêm thu nhập sau dịch.

Doanh nghiệp tôi gần đây (đặc biệt là sau giãn cách) cũng thường xuyên tăng giờ làm thêm sau khi thống nhất, thỏa thuận được với người lao động, nhất trí cao với ban chấp hành công đoàn. Có thời điểm để kịp tiến độ, chúng tôi phải tổ chức làm thêm cả ngày lẫn đêm, làm 3 ca, làm cả ngày nghỉ trong tuần và ngày nghỉ lễ, tết. Sau thời gian tăng ca, doanh nghiệp luôn bố trí cho người lao động nghỉ bù để đảm bảo sức khỏe.

Tiền lương tăng ca thường chi trả chế độ tiền lương rất xứng đáng, có khi cao hơn so với quy định pháp luật. Bảng lương thực nhận của người lao động làm thêm có khi mức lương cao hơn gấp đôi so với các kỹ sư, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cũng là điều dễ hiểu bởi đó là công sức của người lao động và họ phải được trả công xứng đáng...

Thế nhưng, việc tổ chức làm thêm giờ như hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn phải "dè chừng" mặc dù trước đó đã thỏa thuận. Luật chỉ cho phép làm thêm không vượt quá 40 giờ trong một tháng và không quá 300 giờ trong một năm đối với những ngành nghề đặc biệt. Đây đó ở các doanh nghiệp, việc chấm công làm thêm giờ thường là "lách luật", chỉ thể hiện con số phù hợp với quy định.

Việc ban hành một "quyết sách" đặc biệt, tăng giờ làm thêm từ cơ quan lập pháp trong tình hình chung như hiện tại như "chiếc phao" có thể "cứu" được hàng trăm nghìn doanh nghiệp qua giai đoạn khó khăn về nguồn lực nhân sự như hiện nay.

Tuy vậy, cùng với việc này, phải có quy định cụ thể hơn về thực hiện các quyền lợi, chế độ, chính sách cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động khi làm thêm, tăng ca, tăng giờ làm. Chẳng hạn như, người lao động phải được nghỉ bù để tái tạo sức lao động, đảm bảo sức khỏe, chế độ bồi dưỡng giữa ca, chế độ bồi dưỡng độc hại, chế độ khám sức khỏe định kỳ. Và đặc biệt là chế độ về chính sách tiền lương trong thời gian tăng ca để đảm bảo quyền lợi của công nhân, người lao động.

Công nhân dệt may muốn làm thêm 60 giờ/tháng Công nhân dệt may muốn làm thêm 60 giờ/tháng

TTO - “90% lao động mong muốn được nới giờ làm thêm, từ 40 giờ/tháng lên ít nhất 60 giờ/tháng, tăng giờ làm thêm từ 300 giờ lên 400 giờ/năm…”.

NGUYỄN ĐƯỚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên