07/03/2023 10:52 GMT+7

Tăng an toàn, minh bạch trái phiếu doanh nghiệp

2023 được xem là năm đến hạn thanh toán trái phiếu của hàng loạt doanh nghiệp, khi dự kiến khoảng 150.000 - 200.000 tỉ phải đáo hạn.

Tiêu dùng - bán lẻ là lĩnh vực thiết yếu và tạo ra dòng tiền ổn định, không phụ thuộc nhiều vào chu kỳ thị trường - Ảnh: MSN

Tiêu dùng - bán lẻ là lĩnh vực thiết yếu và tạo ra dòng tiền ổn định, không phụ thuộc nhiều vào chu kỳ thị trường - Ảnh: MSN

Thời gian qua, thị trường vốn của Việt Nam, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển nhanh về quy mô, sản phẩm; góp phần huy động được nguồn lực tài chính rất quan trọng cho nền kinh tế.

Quy mô trái phiếu doanh nghiệp còn khiêm tốn

Tuy nhiên, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Hiện dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở mức khoảng 15% GDP. Trong khi đó, chiến lược tài chính đặt ra mục tiêu quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến năm 2025 là 20% GDP và đến năm 2030 đạt tối thiểu 25% GDP.

Quy mô của thị trường vốn, bao gồm thị trường trái phiếu và cổ phiếu thời điểm cuối quý 1-2022, có giá trị vốn hóa đạt 134,5% GDP trong năm 2021. Riêng cổ phiếu đạt đến 94%, còn thị trường trái phiếu doanh nghiệp là 16,4% GDP và thị trường trái phiếu chính phủ là 23%. 

Như vậy, thị trường vốn đang có tỉ trọng ngang ngửa với dư nợ tín dụng ngân hàng (11,6 triệu tỉ đồng, tương đương 132% GDP).

Tại thời điểm đạt đến mức 16,4% GDP, thị trường trái phiếu doanh nghiệp được rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là giới chuyên gia, kỳ vọng sẽ dần thay thế và đỡ được gánh nặng cho thị trường tín dụng ngân hàng - vốn vẫn đang là nguồn tài trợ lớn nhất của quốc gia.

Tuy nhiên thời gian qua, thị trường trái phiếu chùng xuống, chịu tác động và áp lực lớn bởi một số biến động của thị trường, bị ảnh hưởng bởi niềm tin của nhà đầu tư do các sai phạm của một số doanh nghiệp vừa bị xử lý và việc một số phương tiện đưa tin không chính thống, tin thất thiệt về một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu. 

Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát tập trung vào giám sát mục đích phát hành trái phiếu cũng dẫn đến tâm lý quan ngại của cả doanh nghiệp phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ.

Điều này mang đến những ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực, thậm chí khiến các nhà đầu tư mất niềm tin đối với cả những trái phiếu doanh nghiệp minh bạch và an toàn. Vấn đề này nếu tiếp tục kéo dài sẽ mang đến gánh nặng cho nguồn lực tài chính nâng đỡ nền kinh tế. Sự suy giảm huy động vốn qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang làm tăng áp lực thiếu hụt vốn đầu tư và thanh khoản của nhiều doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 5 do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng tổ chức, đại diện đơn vị xếp hạng tín nhiệm nội địa Fiin Ratings cho rằng cải thiện minh bạch thông tin về các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp là yếu tố then chốt khôi phục niềm tin và từng bước khai thông kênh dẫn vốn quan trọng này.

"Kênh trái phiếu doanh nghiệp cần được khôi phục để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2023 và những năm tới", đại diện này cho hay.

Doanh nghiệp nỗ lực trên kênh trái phiếu

Khi đánh giá uy tín của trái phiếu doanh nghiệp, không thể không xét đến uy tín của doanh nghiệp phát hành, được các tổ chức tài chính quốc tế kiểm định và đánh giá cao.

Nhiều doanh nghiệp gần đây vẫn có những tín hiệu tích cực từ trái phiếu doanh nghiệp. Đơn cử Tập đoàn Masan đã huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 600 triệu USD, bất chấp các biến động của thị trường. Khoản vay hợp vốn được bảo lãnh phát hành và thu hút 37 tổ chức tài chính quốc tế đăng ký vượt mức.

Nhiều chuyên gia lý giải nhờ vai trò nhà bán lẻ hàng đầu mà Masan vẫn thu hút được rất nhiều vốn đầu tư từ các quỹ và tổ chức tín dụng uy tín của thế giới như TPG, Quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi và SeaTown Holdings (350 triệu USD); SK Group; nhóm nhà đầu tư từ Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia - BPEA, một trong những quỹ đầu tư thay thế lớn nhất ở châu Á (400 triệu USD)...

Tính đến tháng 12-2022, tổng gốc và lãi mà Masan đã thanh toán trong năm 2022 là 11.237 tỉ đồng, trong đó tổng giá trị nợ vay dài hạn đã thanh toán sớm trước hạn là 4.752 tỉ đồng. Trong tháng 11-2022, Masan đã phát hành thành công 1.700 tỉ đồng trái phiếu cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp để mua lại trước hạn các trái phiếu đáo hạn tháng 8-2023.

Tuy nhiên, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung phát triển lành mạnh, cần sự nỗ lực của nhiều bên, trong đó quan trọng hàng đầu là Nhà nước với chính sách tăng an toàn và minh bạch của TPDN và người dân cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền đầu tư.

Năm 2022, Masan đạt doanh thu thuần 76.189 tỉ đồngNăm 2022, Masan đạt doanh thu thuần 76.189 tỉ đồng

Tập đoàn Masan nhận định môi trường vĩ mô đầy thách thức và tâm lý thắt chặt chi tiêu có thể tác động đến hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm 2023. Triển vọng vĩ mô có khả năng phục hồi sớm nhất vào nửa cuối năm 2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên