07/04/2014 06:15 GMT+7

Tận dụng nước mưa làm mát mái nhà

CHÍ QUỐC- THÙY TRANG
CHÍ QUỐC- THÙY TRANG

TT - Một nhóm giảng viên, sinh viên Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu lắp đặt thành công hệ thống làm mưa nhân tạo bằng cách trữ nước mưa rồi phun nước này lên mái nhà, sau đó nước được gom trở lại để phun tiếp...

Hành động vì một môi trường xanhXe lăn đa năng điều khiển bằng đầu “Bàn tay vô hình” trong nhà

fNGXxrBH.jpgPhóng to
Hệ thống lọc nước từ bồn chứa phục vụ mục đích sinh hoạt - Ảnh: Chí Quốc

Nước mưa được thu gom lại có thể được tái sử dụng cho sinh hoạt. Nhờ đó người dân đô thị sẽ có thể tiết kiệm nước, điện...

Ý tưởng này xuất phát từ chị Bùi Thị Bích Liên - giảng viên ngành quản lý môi trường, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đại học Cần Thơ - trong một lần chị tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp). Khi dùng cơm tại một nhà ăn ở đây dù trời nắng nhưng chị Liên cảm thấy rất mát, nhìn lên mái nhà chị phát hiện có hệ thống phun nước nhân tạo, nhưng nước được phun chảy xuống đất hết. Về nhà, chị Liên cùng sinh viên của mình suy nghĩ việc làm hệ thống phun tương tự nhưng phải gom lại nước, và nước này có thể dùng cho sinh hoạt.

Như một cái duyên, đúng dịp CTC-một tổ chức phi chính phủ của Anh-kết hợp với Văn phòng công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ tổ chức hội thảo về sáng kiến của thanh niên chống biến đổi khí hậu, nhóm của chị Liên đề xuất dự án này và đã được CTC chấp thuận tài trợ.

Thế là nhóm chọn và ngỏ ý với người dân ở phường An Bình (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) để thực hiện dự án. Đến nay đã có tám hộ gia đình được lắp đặt hệ thống này (chi phí 8 triệu đồng/hệ thống, do CTC tài trợ). Hệ thống trữ nước và phun nước khá đơn giản với một bình trữ nước 300-1.000 lít, nước được dẫn bằng ống lên mái nhà và phun bằng máy bơm. Trên mái nhà thiết kế thêm một máng xối để gom nước chảy trở lại bồn chứa, kết nối với hệ thống lọc nước. Nước được lọc qua hai lớp cát, sỏi và lớp than hoạt tính, khi cần dùng nước trong bồn cho sinh hoạt chủ nhà chỉ cần mở van để sử dụng.

Theo nghiên cứu của nhóm, sau 20-30 phút phun nước, nhiệt độ trong nhà giảm từ 2,1- 4,3OC, và sau khi ngưng phun phải đến 126 phút sau nhiệt độ mới tăng lên bằng với lúc chưa phun nước. So với dùng quạt máy hay máy lạnh, việc phun này làm nhiệt độ giảm một cách tự nhiên trong một không gian rộng, giúp tiết kiệm điện...

Bà Phạm Ngọc Phụng, điều phối viên khu vực Cần Thơ của dự án AYIP (một dự án thuộc chương trình “Các thành phố châu Á có khả năng chống biến đổi khí hậu”, viết tắt là ACCCRN), cho biết sáng kiến làm hệ thống phun nước có tính thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ gia đình. Theo bà Phụng, sinh viên Đại học Cần Thơ nên tiếp tục nghiên cứu hạ giá thành lắp hệ thống để nhiều người nghèo có thể lắp đặt được.

CHÍ QUỐC- THÙY TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên