27/06/2006 08:45 GMT+7

Tân Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng: "Đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì tôi làm"

Theo Tiền Phong
Theo Tiền Phong

Ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện ở cuộc họp báo ngay tại Trung tâm báo chí trong khuôn viên Hội trường Ba Đình. Ông đã trả lời khá cởi mở nhiều câu hỏi của báo giới.

Eyc4K4mq.jpgPhóng to
Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp báo - Ảnh: TTXVN
Ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện ở cuộc họp báo ngay tại Trung tâm báo chí trong khuôn viên Hội trường Ba Đình. Ông đã trả lời khá cởi mở nhiều câu hỏi của báo giới.

* Tiền Phong: Ông có thấy nhiều sức ép khi nhậm chức bởi vị Chủ tịch tiền nhiệm là ông Nguyễn Văn An đã góp phần tích cực vào việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội những năm qua?

- Tôi với đồng chí nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An có quá trình công tác với nhau lâu dài, có quan hệ đồng chí, anh em, đồng nghiệp từ những năm đồng chí Nguyễn Văn An còn làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh (cũ)...

Vừa qua, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Văn An có rất nhiều đổi mới, nhiều tâm huyết, sáng tạo, điều hành Quốc hội rất khéo. Tôi thấy, tôi học hỏi được nhiều ở đồng chí Nguyễn Văn An. Nhưng tôi cảm thấy không có sức ép bởi vì mỗi người có một hoàn cảnh, có một điều kiện khác nhau.

Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục học hỏi ở đồng chí Nguyễn Văn An cũng như những vị Chủ tịch Quốc hội tiền nhiệm khác. Có một điều rất hay là đồng chí Nguyễn Văn An đã nói rằng với tư cách là ĐBQH đồng chí sẵn lòng hợp tác và giúp đỡ tôi.

* SGGP: Luật Tổ chức Quốc hội có quy định cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn nhưng nhiệm kỳ qua chưa thực hiện được. Với tư cách tân Chủ tịch Quốc hội, ông sẽ làm gì để quy định nói trên đi vào cuộc sống?

- Theo tôi, việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng là một hình thức giám sát. Chúng ta đã có quy định về việc này nhưng thời gian qua còn chưa cụ thể hóa được.

Và dường như chúng ta cũng có tâm lý chưa quen lắm với việc này. Thế nên tôi nghĩ cần có sự cải tiến để đề ra rồi thì sẽ thực hiện được, đương nhiên là thực hiện từng bước.

* SGGP: Nguyên Chủ tịch Quốc hội nói rằng hiệu quả hoạt động của Quốc hội mới chỉ đạt được khoảng 30% so với nhiệm vụ đặt ra. Ông sẽ làm gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Quốc hội?

- Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An rất có lý khi lượng hóa hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tôi nghĩ điều này cũng phù hợp với thực tiễn. Thực ra Quốc hội chúng ta hiện nay có 493 ĐBQH, trong khi đó số chuyên trách mới chỉ có khoảng 25%, còn lại 75% đại biểu kiêm nhiệm nên cũng khó hoạt động hiệu quả được như các ĐBQH chuyên trách.

Muốn nâng cao được hoạt động của Quốc hội, tôi nghĩ tất cả các ĐBQH đều phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước dân thì sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Còn cách thức thế nào thì hiện nay đã có những quy định, sắp tới khi tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI này chắc chắn sẽ có những việc tiếp tục phải đổi mới.

* Tuổi Trẻ: Phát biểu sau khi nhậm chức, ông nói rằng ông có làm được việc hay không là nhờ vào các vị ĐBQH, nhưng trên thực tế lại cho thấy các vị ĐBQH có làm được nhiều việc hay không phần nhiều phụ thuộc vào vị Chủ tịch Quốc hội?

-

Sau khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu nhậm nhức.

Ông nói: Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã tin cậy giao cho tôi giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội.

Đây là vinh dự lớn, đồng thời là trách niệm rất nặng nề đối với tôi.

Tôi sẽ cố gắng hết sức mình, khắc phục khó khăn, ra sức học tập và rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, kế tục xứng đáng nhiệm vụ của các đồng chí đi trước, góp phần cùng các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, cả trên lĩnh vực lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, để Quốc hội ngày càng xứng đáng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới.

Đây là mối quan hệ biện chứng nhưng tôi nghĩ vai trò của tập thể Quốc hội là quyết định. Tôi chỉ là một cá nhân nằm trong tập thể Ủy ban TVQH với công việc chuẩn bị, đề xuất để tập thể ĐBQH thảo luận, quyết định về lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Tôi sẵn sàng làm mọi việc để tạo điều kiện phát huy trách nhiệm của các vị ĐBQH theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

* VnExpress: Ông thấy sao khi chỉ mình ông là ứng cử viên duy nhất để bầu vào chức vụ Chủ tịch Quốc hội?

- Đó là quyền của các ĐBQH. Khi thảo luận ở Đoàn ĐBQH cũng như trên Hội trường không thấy ai ứng cử hay đề cử thêm người nào khác. Nếu có thêm người khác được đề cử thì cá nhân tôi thấy rất đồng tình vì có sự lựa chọn.

Tôi làm sao bắt được ĐBQH phải giới thiệu thêm người nọ, người kia. Còn tại sao chỉ có giới thiệu tôi, nguyên tắc trên thế giới cũng thế thôi, Đảng chỉ giới thiệu một người thôi, bởi có phải là tranh cử đâu, ra Quốc hội, ĐBQH có quyền giới thiệu thêm 1, 2 hai hay 5, 7 người nữa. Vì thế, tôi hoàn toàn thoải mái về chuyện này.

Ra Quốc hội cũng vậy, việc phát biểu trước khi Quốc hội bầu là chưa có tiền lệ nhưng tôi vẫn phát biểu, có thế nào cứ xin báo cáo thế, ĐBQH tín nhiệm thì tôi làm mà không thì tôi nghỉ, chẳng có vấn đề gì cả.

Theo Tiền Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên