22/08/2024 10:12 GMT+7

Tầm nhìn và những định hướng chiến lược của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc, được đánh giá là "thành công trên mọi phương diện".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tầm nhìn và những định hướng chiến lược - Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh sự tăng cường đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh - Ảnh: VGP

Các chương trình công tác, làm việc với Thành ủy Hà Nội và Thành ủy TP.HCM trước đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới những trung tâm chính trị, văn hóa, đầu tàu kinh tế của cả nước và coi trọng công tác đối ngoại với nước láng giềng.

Các hoạt động mang tính ưu tiên này cũng để hiện thực hóa những định hướng chiến lược mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nêu trong nhiều phát biểu. Đó cũng là những tầm nhìn hoạch định tương lai, với các thông điệp rõ ràng cùng những ưu tiên trong chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước, dân tộc.

Đoàn kết và cải cách tạo không gian phát triển mới

Trước hết, đó là sự tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục cải cách để tạo dựng không gian phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 3-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"; không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã đưa ra ưu tiên hàng đầu là cải cách bộ máy, cải cách thể chế và môi trường đầu tư kinh doanh để tạo dựng không gian cho phát triển kinh tế - xã hội.

Điều này có ý nghĩa quan trọng khi thế giới đang chứng kiến nhiều biến động lớn. Kinh tế nước ta mới bước vào giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại; sức khỏe doanh nghiệp và đời sống người dân dù có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

Hai là, kiên định lập trường, quan điểm và thực hành dân là gốc, nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới.

Tư tưởng, quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là sự kế thừa và kiên định lập trường, tư tưởng "Lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là sự nhất quán trong đường lối của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tầm nhìn và những định hướng chiến lược - Ảnh 2.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng - Ảnh: VGP

Xây dựng các văn kiện có tính định hướng tương lai

Ba là, yêu cầu tập trung xây dựng, hoàn thiện có hiệu quả, chất lượng các văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Điều này đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh khi phát biểu tại cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIV ngày 13-8 rằng: Đại hội XIV sẽ là dấu mốc quan trọng, mốc son mới trên con đường phát triển của đất nước, của dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai, là "ngọn đuốc soi đường"…

Bởi thế, việc xây dựng các văn kiện có chất lượng không chỉ đảm bảo cho sự thành công của Đại hội, mà đó còn là những thiết kế tổng thể con đường đi lên của đất nước, của Cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

Bốn là, ưu tiên định hướng chiến lược tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với quan điểm kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm "không ngừng", "không nghỉ", không có vùng cấm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần đẩy lùi tham nhũng vặt, phòng, chống tham nhũng ở các khu vực ngoài nhà nước…

Đặc biệt là thông điệp: không để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm cản trở, chậm lại sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tế, tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm từng được ví như một "vi rút" lây lan ở một số cơ quan công quyền rất đáng lo ngại. Tham nhũng vặt dù đã giảm song vẫn còn nhức nhối với người dân, doanh nghiệp.

Do đó, đánh vào những thành trì này chính là sự quyết tâm mạnh mẽ kế thừa, kiên quyết, kiên trì công cuộc đấu tranh này, để mang lại hiệu quả thiết thực tới từng người dân, doanh nghiệp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tầm nhìn và những định hướng chiến lược - Ảnh 3.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào các cháu thiếu nhi trong lễ đón ngày 19-8 - Ảnh: Tân Hoa xã

Năm là, kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; tăng cường sự đóng góp của Việt Nam để duy trì hòa bình, ổn định khu vực và trên thế giới, trên cơ sở bảo đảm cao nhất các lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, cạnh tranh địa chính trị, cạnh tranh chiến lược nước lớn diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín quốc tế.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc, cùng với 14 văn kiện được ký kết đã minh chứng định hướng này.

Đó là định hướng, tầm nhìn ngoại giao trong thời đại mới trên cơ sở cốt cách con người Việt Nam. Đây cũng là sự kế thừa phương châm ngoại giao "dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra.

Có thể thấy những ưu tiên, định hướng mang tầm chiến lược mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra không chỉ là sự kế thừa những thành tựu đạt được, mà còn là sự phát triển với tầm nhìn mới trước yêu cầu, đòi hỏi của đất nước, dân tộc cùng những vận hội mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tầm nhìn và những định hướng chiến lược - Ảnh 4.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: 'Nguồn lực của TP.HCM lớn lắm'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm băn khoăn tại sao TP.HCM có vai trò, vị thế tiềm lực mạnh như thế nhưng chưa có giải pháp thu hút các nguồn lực đầu tư hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên