Bài hát 'Chiều về trên sông' của nhạc sĩ Phạm Duy qua giọng hát Thái Thanh được đưa vào vở kịch Lạc dòng - Video: GIA TIẾN
Chuyện xảy ra ở vùng đất ven một con sông miền Tây, có gia đình ông Năm và ông Sáu hẹn ước với nhau để đôi trẻ Kính - Hiền nên duyên vợ chồng. Rồi Kính vì sợ cái nghèo nên bội ước, đi lấy một cô gái giàu sang có mẹ là Việt kiều để an ấm tấm thân.
Mười mấy hai mươi năm sau, trớ trêu thay con của Kính là Huyền và con của Hiền là Tấn lại yêu nhau. Bi kịch năm cũ lặp lại, ba mẹ Huyền sợ cái nghèo nên ra sức ngăn cản mặc cho ông Sáu - ông nội của Huyền - quyết liệt phản ứng...
Câu chuyện xảy ra ở vùng đất ven một con sông miền Tây - Ảnh: GIA TIẾN
1. Vùng quê yên bình bỗng chốc xáo xác khi Thái với sự hậu thuẫn của ông Kính và má vợ ông Kính (bà Tám Nho) mua 5 mẫu đất xây một trại heo bự chảng. Cái đê bao cho trại heo lừng lững mọc lên khiến con nước bị đổi dòng.
Tấn phát hiện bờ sông của xóm nghèo bị con nước lạc dòng làm lở sâu hàm ếch. Mấy rặng dừa ven sông cứ từ từ ngã rạp xuống mặt nước, báo hiệu những cơn lở đất hết sức khủng khiếp. Ai cũng biết mà những người ở trại heo cứ làm thinh, còn cãi chày cãi cối.
Kính vì sợ cái nghèo nên bội ước với Hiền - Ảnh: GIA TIẾN
Thì bởi như ông Kính quá sợ cái nghèo nên sống bám vào từng đồng tiền "viện trợ" má vợ gửi về, đành nhắm mắt làm ngơ kệ người, kệ đời. Tình đất tình người cứ thế bạc, xoay giữa thế thái nhân tình.
Vì đồng tiền, người ta ngang nhiên hủy hoại môi trường. Nó khiến những ông già Nam Bộ trọng nghĩa, trọng tình như ông Sáu phải đau đớn thốt lên: "Mày làm đê bao cho trại heo nên nước mới chảy lạc dòng, đất mới lở. Cũng như tâm hồn của mày cũng lạc dòng, bao nhiêu nhân nghĩa trong người mày nó trôi hết...".
"Bao nhiêu nhân nghĩa trong người mày nó trôi hết..." - Ảnh: GIA TIẾN
Ông Sáu không đau sao được khi ông không còn nhận ra nổi gương mặt của con trai mình, khi chàng trai chân chất ngày đó bội ước với cô Hiền lại còn khuyên: "Mình là xuồng nát thì phải kiếm cái ghe bầu mà tấp vô!".
ính - con ông - đã thay đổi thật rồi, không còn biết đứng mà chỉ quen quỳ lết. Đồng tiền làm tan hoang lòng người, vùng quê yên bình...
2. Là một trong những soạn giả nổi tiếng của làng sân khấu Việt Nam, với Đất lở, soạn giả Ngọc Linh lần nữa cho thấy khả năng dự báo trong tác phẩm của mình. Phục ông nhưng cũng chợt tâm tư.
Bi kịch cũ lặp lại, khi mà người ta vẫn sợ cái nghèo... - Ảnh: GIA TIẾN
Chuyện hủy hoại môi trường ngày nay đang ở mức báo động. Việc khai thác đất, cát một cách triệt để đang gây ra những hậu quả nặng nề ở nhiều nơi.
Con nước bị đổi dòng trở thành những "thủy quái" đe dọa tính mạng, cuộc sống của những con người ở vùng sông nước. Những thông tin về hàng loạt ngôi nhà chỉ qua một đêm có thể làm mồi cho hà bá, đã có những cái chết tức tưởi, đau lòng...
Tại ai? Tại sao? Cũng chỉ bởi con người với lòng tham vô đối đã đối xử tệ bạc với môi trường. Và khi mẹ thiên nhiên nổi giận, hậu quả thật khủng khiếp...
3. Xem kịch, cũng có khán giả thấy tiếc khi hiện thực cuộc sống hiện tại còn gay gắt hơn ngày xưa nhiều nhưng sao chúng ta lại thiếu vắng kịch bản (của hôm nay) phản ánh sát sườn hiện trạng đó? Có thể thấy, chúng ta hiện không có nhiều cây bút có thể khai thác tốt những sự kiện nóng bỏng tính thời sự.
Đồng tiền làm tan hoang lòng người, vùng quê yên bình...- Ảnh: GIA TIẾN
Trong khi đó, có một số tác giả chia sẻ họ đau đáu với nhiều đề tài nhưng lo ngại viết ra rồi liệu có sân khấu nào chịu dàn dựng khi rất nhiều sân khấu vẫn chuộng sự an toàn với những câu chuyện sinh hoạt nhẹ nhàng, dễ dựng, dễ lấy tiếng cười, dễ bán vé. Rồi đâu đó vẫn còn những e ngại trong khâu kiểm duyệt...
Phía nào cũng có những e ngại riêng, nên những tác phẩm "kiên cường" đi tới cùng những xung đột, những trăn trở về cuộc sống hôm nay... vẫn thiếu vắng.
Và người xem đành tiếp tục chờ đợi những vở diễn chính luận, những nỗi đau thật của cuộc sống, xã hội hôm nay được phản ánh chân thật và đầy ám ảnh.
Khoảng năm 1997, nghệ sĩ Ái Như xin phép ông dựng thành kịch truyền hình cho HTV.
20 năm sau, nhận thấy những vấn đề trong vở vẫn còn nóng hổi tính thời sự, Hoàng Thái Thanh quyết định đưa tác phẩm lên sân khấu kịch và xin phép gia đình cố soạn giả chỉnh sửa, biên tập lại cho phù hợp với cuộc sống hôm nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận