Phóng to |
Phối cảnh cổng chào trục đường Hà Nội - Lạng Sơn - Ảnh chụp lại: X.LONG |
Ông Phú góp ý: “Cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng hơn, phát huy sáng tạo của nhân dân, sáng kiến của văn nghệ sĩ. Trong dịp này, nếu cần phải làm thì làm đơn giản, tiết kiệm hơn”.
Ông Phạm Quang Long, giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội, cho rằng: “Vì cổng chào không chỉ cho riêng Hà Nội mà cho cả xã hội, cho cả quá khứ, hiện tại, tương lai nên cần cân nhắc kỹ từ vị trí, kiểu dáng, chất liệu tới công năng sử dụng. Tới các thành phố lớn, chúng ta thấy những cổng chào lớn như Khải hoàn môn đều có dấu ấn riêng của nó”.
GS.TS Lưu Trần Tiêu - chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN - nêu ý kiến: để kỷ niệm đại lễ 1.000 năm sắp tới, có thể làm với vật liệu nhẹ, tháo ra được để lắp ráp. Trên cơ sở lấy ý kiến của nhân dân để sau này làm bền vững.
Ngoài vấn đề cổng chào, các khách mời cũng tập trung trả lời những khúc mắc liên quan đến tiến độ của các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ông Phạm Quang Long khẳng định 34 công trình kỷ niệm của TP Hà Nội chắc chắn sẽ hoàn thành trước dịp đại lễ.
Tại buổi tọa đàm, các khách mời thẳng thắn thừa nhận những bất cập trong công tác quản lý, dẫn đến nhiều công trình phải làm đi làm lại gây lãng phí và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
-------------------------------
* Tin bài liên quan:
Hà Nội dựng 4 cổng chàoHà Nội: Xây 5 cổng chào đón đại lễ 1.000 năm Hà Nội: 50 tỉ đồng xây dựng 5 cổng chào Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: Làm cổng chào có thể tháo ra Phố Phái và cổng chào 11 tỉ đồng xây dựng cổng chào đầu tiên tại quốc lộ 5
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận