05/11/2013 08:30 GMT+7

Sửa được khuyết điểm thì tốt hơn nữa

H.ĐIỆP ghi
H.ĐIỆP ghi

TT - Trong 110 phản hồi của bạn đọc về bài “9 “tật xấu” của cảnh sát giao thông” (Tuổi Trẻ ngày 3-11) đã có nhiều ý kiến hoan nghênh và mong chương trình tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cảnh sát giao thông (CSGT) mang lại hiệu quả.

9 “tật xấu” của cảnh sát giao thông2.400 cảnh sát giao thông TP.HCM tập huấn ứng xử với dân

TSNGUYỄN THỊ HỒNG XOAN(trưởng khoa xã hội học Trường đại học KHXH&NV TP.HCM):

Việc làm tích cực

Việc tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn đưa ra khảo sát về chín điều mà người dân không thích CSGT hiện nay và điều này được đưa vào lớp giảng dạy về ứng xử của các CSGT, theo tôi, là việc làm rất tích cực và kịp thời. Tôi cho rằng ở bất kể ngành nào cũng có những nhược điểm, nhất là những ngành nghề thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với dân chúng thì không tránh được những hạn chế khiến người dân không hài lòng. Tuy nhiên, việc mời người khác đến nói về những nhược điểm của mình đã là một điểm đáng ghi nhận rồi, và các CSGT cũng đi dự học nữa là hành động rất đáng ghi nhận. Bởi tôi biết hiện nay chuyện hội họp, hội thảo, học hành được tổ chức nhiều nhưng rất ít người tham dự. Với tư cách cá nhân, và một người hằng ngày tham gia giao thông, tôi cho rằng cần có thêm nhiều những buổi tập huấn như vậy, bởi đó là kênh phản hồi rất tốt đối với lực lượng CSGT trước những tình huống thường gặp trên đường và đây cũng là dịp các CSGT chia sẻ với nhau những khó khăn mà họ gặp. Và đương nhiên, sau những bài giảng của tiến sĩ Sơn mà các CSGT sửa được những “tật xấu” này thì quá tốt.

Tuy nhiên, bởi đây là khảo sát của tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn và chỉ là khảo sát nhỏ, đối tượng khảo sát cũng hẹp, bởi vậy 9 “tật xấu” này chưa chắc đã là tất cả những gì mà người dân cảm nhận được. Bởi vậy, theo tôi, cần có những nghiên cứu, khảo sát rộng hơn, quy mô hơn để đánh giá một cách toàn diện nhất về những điểm người dân cảm thấy được hoặc chưa được của lực lượng này. Thậm chí có thể mở rộng các lớp học này trên quy mô lớn hơn để lực lượng này thực hiện công việc của mình tốt hơn, và trở nên gần gũi thân thiện hơn với người tham gia giao thông.

Hình ảnh sẽ đẹp lên

Kết quả khảo sát và trình bày của tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn về chín lỗi mà CSGT mắc phải thật là đúng theo mong muốn của người dân. Đã có những CSGT tự cho mình có cái quyền là người dân không được nói là mình đúng, chỉ biết khi bị thổi vào là bị phạt, là sai chứ không được cãi lại, nếu có cãi thì thêm tội chống đối người thi hành công vụ. Cho nên từ đó mới xảy ra tình trạng ẩu đả với CSGT mà báo chí vừa qua đã đăng. Thiết nghĩ việc để các anh học lại cách ứng xử văn hóa giao thông sẽ giúp hình ảnh của CSGT đẹp lên trong lòng người dân.

Đừng tạo điều kiện cho “tật xấu”

Tôi nghĩ ngành nghề nào cũng có người tốt kẻ xấu. Lực lượng CSGT cũng vậy. Do đó xã hội phải công bằng hơn nữa, lên án người xấu, biểu dương người tốt. Nhưng mỗi công dân cũng phải xem lại mình. Văn hóa giao thông của nhiều người dân giờ xuống cấp trầm trọng, cũng là tạo điều kiện cho CSGT phát triển các “tật xấu”. Ra đường hiện nay tôi thấy lớp trẻ vi phạm giao thông đã đành, lớn tuổi cỡ cha chú ông bà rồi cũng không gương mẫu, sao dạy con cháu được? Tôi nghĩ mỗi công dân muốn người khác tốt, mình hãy tốt trước đã. Nếu chúng ta ra đường tham gia giao thông mà tuyệt đối chấp hành luật lệ, nhường nhịn nhau mà đi, những thói xấu của CSGT sẽ tự nhiên hạn chế thôi.

H.ĐIỆP ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên