10/11/2003 06:30 GMT+7

Sự kỳ vọng không có gì là xấu, nhưng…

Tiến sĩ ĐỖ HUY THỊNH (giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO - Việt Nam)
Tiến sĩ ĐỖ HUY THỊNH (giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO - Việt Nam)

TT - “Những nỗi khổ vì gánh nặng của sự kỳ vọng” trên Nhịp sống trẻ, tâm trạng của bạn trẻ đều hướng đến gia đình, trường lớp - mong đó là “chốn bình yên” trên con đường chung bạn trẻ đi tìm tri thức, rèn nhân cách. Các phụ huynh và thầy cô đã chia sẻ ra sao?

Từ thư của một học sinh giỏi:

vDRj35Ke.jpgPhóng to
"Điểm số" nằm tất cả trong chiếc cặp này!
TT - “Những nỗi khổ vì gánh nặng của sự kỳ vọng” trên Nhịp sống trẻ, tâm trạng của bạn trẻ đều hướng đến gia đình, trường lớp - mong đó là “chốn bình yên” trên con đường chung bạn trẻ đi tìm tri thức, rèn nhân cách. Các phụ huynh và thầy cô đã chia sẻ ra sao?

Đánh giá sự thành đạt bằng điểm số là nguyên nhân

Chúng ta đã có thói quen suy nghĩ: sự thành đạt của con người = điểm số. Chính vì vậy, bị điểm kém là các em tuyệt vọng ngay. Về nhà, chỗ dựa quan trọng nhất là gia đình lại cũng rơi vào vòng luẩn quẩn điểm cao, điểm thấp, hơn bạn, thua bạn... Điều đó khiến các em mặc cảm mỗi khi bị điểm thấp, từ đó dẫn đến những suy nghĩ, hành động không hợp lý, nhất là ở tuổi mới lớn. Hãy xem điểm chỉ là một trong những công việc của học tập. Quá trình phấn đấu giành lấy tri thức mới là vấn đề cốt yếu. Toàn xã hội nếu không bỏ thành kiến ấy, tạo áp lực nơi các em, theo tôi, tình trạng căng thẳng học đường sẽ ngày một trầm trọng và sẽ khó giải quyết hơn.

Có phải chỉ tại chúng tôi?

Tôi ức lắm mỗi lần người trong họ hàng nói về con mình “thằng này chỉ đạp xích lô, bán hủ tiếu gõ chứ làm được gì”. Vì vậy bằng mọi giá tôi bắt con thi vào đại học nhưng đâu biết rằng sức con mình có hạn. Có người bảo tôi “sĩ diện hão” tôi cũng chịu, cho qua hết nhưng không thể để con thua thiệt như đời mình được. Với lại, biết làm sao được khi cả gia đình và xã hội đều coi trọng chuyện bằng cấp. Thử hỏi thời buổi này ra đời mà không có bằng cấp liệu có ai chịu tuyển dụng không? Chỉ vì thiếu cái chữ mà chúng tôi phải nhọc nhằn kiếm sống nên bắt con lúc nào cũng phải học mà đâu biết rằng tạo áp lực cho con.

Hôm nay, biết được những tâm sự của cháu trên báo, thật là không ngờ...

Quá yêu con, nên khiến con “vỡ bờ”

Ngày nay, mỗi cha mẹ có 1- 2 con nên có nhiều thời gian hơn để chăm lo, săn sóc con cái, dốc toàn lực đầu tư theo hướng “tương lai phải hơn hẳn mình”. Khi con học giỏi rồi thì mong con giỏi hơn nữa, đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế, rồi đi du học… Từ tâm lý ấy, tôi đã ép con mình học, chở con đi học toán, rồi lý, hóa, Anh văn... Đến khi kết quả con mang về không như ý thì trút bao nhiêu tức giận lên con.

Tôi đã gặp sự phản ứng của con mình: đứng trơ ra và nhìn tôi sừng sững như khiêu khích. Tôi lại nóng tức hơn nữa. Và tất cả bùng nổ. Nó không làm gì hết, không nói, không học, tắt đèn đi ngủ, đi chơi...

Tôi đi tìm hiểu nơi bạn bè, thầy cô, tìm ra nguyên nhân bị điểm kém của con. Và tôi nhận thấy sự căng thẳng dẫn đến động chạm lòng tự ái của con là không được. Tôi nghiệm ra: làm cha mẹ, kỳ vọng thì kỳ vọng nhưng phải biết kiềm chế.

Sự kỳ vọng không có gì là xấu, nhưng…

Thông thường sẽ có hai hướng. Thứ nhất, một cách cực đoan cha mẹ sẽ áp đặt hoàn toàn những suy nghĩ của mình lên con cái, bắt chúng phải sống theo ý của mình. Thứ hai, sử dụng phương pháp trung dung, cha mẹ nương theo khả năng, sở thích của con. Chính tôi cũng từng có giai đoạn suy nghĩ theo hướng thứ nhất. Tôi muốn con trai mình phải trở thành một kiến trúc sư, nhưng cháu lại chỉ thích và chọn theo học công nghệ thông tin. Lúc đầu cũng hơi buồn nhưng tôi nhận ra rằng mình áp đặt như thế sẽ không ổn, vì con rồi sẽ phải sống với tương lai của chính nó chứ không thể nào sống theo suy nghĩ của cha mẹ được.

Mục đích cuối cùng trong cuộc đời con mới là quan trọng. Ngay cả những học sinh học yếu cũng không nên quá bi quan mà dẫn đến những ý nghĩ tiêu cực, điểm số đâu phải là tất cả. Tôi nghĩ cha mẹ chỉ nên là cố vấn và phải biết lắng nghe con cái, đừng can thiệp quá sâu vào cuộc đời của con mình.

Cần giáo dục các em chống chọi với khó khăn

Có một nam sinh đã nói với tôi: “Em đang học cho mẹ chứ có học gì cho em đâu. Em thích học toán nhưng mẹ luôn bắt em phải học tiếng Anh”. Không ít phụ huynh nghĩ rằng mình đã tạo cho con đầy đủ điều kiện như vậy thì không có lý do gì con mình lại học không tốt, không hơn bạn bè. Nhiều phụ huynh còn mong con sẽ đạt được những gì mà mình chưa thể đạt được... Chính những điều này đã vô tình đẩy các em đến với những điều khó xử, các em luôn phải chứng tỏ mình trước gia đình, bạn bè bằng bất cứ giá nào.

Trò chuyện cùng con, chia sẻ và động viên con kịp thời là chuyện không phải phụ huynh nào cũng làm được! Nghĩ đến cái chết để giải quyết và trốn tránh áp lực, các em thật đáng trách nhưng có lẽ đáng thương nhiều hơn. Nếu đủ bản lĩnh và nghị lực có lẽ các em sẽ không nghĩ tới cái chết như là phương cách cuối cùng. Mà bản lĩnh và nghị lực chỉ có được khi các em được quan tâm và giáo dục đúng đắn.

Tiến sĩ ĐỖ HUY THỊNH (giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO - Việt Nam)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên