![]() |
Michael Meacher |
Kế hoạch PNAC
Kế hoạch thành lập một nền hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) trên toàn cầu đã được thảo ra cho Dick Cheney (sau là phó tổng thống), Donald Rumsfeld (bộ trưởng quốc phòng), Paul Wolfowitz (phó của Rumsfeld), Jeb Bush (em trai Tổng thống Bush) và Lewis Libby (chánh văn phòng của Cheney) từ tháng 9-2000, tức trước khi nhóm cố vấn diều hâu này của tổng thống Mỹ lên nắm quyền. Kế hoạch này - mang tên “Xây dựng lại các kế hoạch phòng thủ Mỹ”- cho thấy chính quyền Bush đã mưu đồ kiểm soát quân sự vùng Vịnh từ trước sự kiện 11-9-2001.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Một hình ảnh về cuộc khủng bố ngày 11-9-2001. |
Tài liệu này mô tả các sứ mệnh gìn giữ hòa bình như “sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ hơn là của LHQ”, và khẳng định “dù Saddam không hiện diện trên sân khấu thì các cơ sở của Mỹ tại Saudi Arabia và Kuwait vẫn phải có mặt thường trực ở vùng Vịnh”.
Tài liệu cũng hướng tới Trung Quốc với “nhu cầu thay đổi chế độ”, cho rằng “đã tới lúc gia tăng sự hiện diện quân sự Mỹ ở Đông Nam Á”. Chưa hết, tài liệu còn kêu gọi thành lập “các lực lượng vũ trụ Mỹ” để chiếm lĩnh không gian và kiểm soát hoàn toàn không gian điều khiển. Nó cũng ngụ ý về khả năng Mỹ có thể xem xét phát triển các vũ khí hóa học và có thể biến vũ khí sinh học "từ phạm trù khủng bố thành một công cụ hữu dụng về chính trị”.
Cuối cùng, kế hoạch PNAC đã chỉ ra CHDCND Triều Tiên, Syria và Iran là “những chế độ nguy hiểm” để biện minh cho việc thành lập một “bộ chỉ huy và hệ thống kiểm soát toàn cầu”. Rõ ràng đây là một kế hoạch cho sự thống trị thế giới của Mỹ. Nó đã đưa ra lời giải thích cho những gì thật sự xảy ra trước, trong và sau 11-9 hơn là luận điểm về cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Không hành động
- Đầu tiên, có thể thấy rõ nhà cầm quyền Mỹ đã làm rất ít hay chẳng làm gì để ngăn chặn sự kiện 11-9. Ít nhất 11 nước đã cung cấp thông tin cảnh báo trước đó về những cuộc tấn công vào Mỹ. Hai quan chức tình báo Mossad (Israel) đã báo động cho CIA và FBI vào tháng 8-2001 về một mạng lưới 200 tên khủng bố đang chuẩn bị một chiến dịch lớn. Trong danh sách Mossad có tên của bốn tên không tặc ngày 11-9, nhưng không ai trong số này bị bắt.
- Các thông tin tình báo còn cho biết trước đó, từ năm 1996, đã có những kế hoạch tấn công vào các mục tiêu ở Washington bằng máy bay. Năm 1999, báo cáo của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ còn phân tích được khả năng “Al Qaeda có thể đâm một máy bay chứa đầy chất nổ vào Lầu Năm Góc, tổng hành dinh CIA, hay Nhà Trắng”. V.v... và v.v...
Tất cả những điều này khiến người ta kinh ngạc tại sao lại có một phản ứng chậm chạp kinh khủng như thế từ chính quyền Mỹ. Cuộc không tặc máy bay đầu tiên diễn ra lúc 8g20 sáng 11-9, và chiếc máy bay cuối cùng đâm xuống Pennsylvania lúc 10g06. Vậy mà không một máy bay chiến đấu nào cất cánh để theo dõi, ngăn chặn từ căn cứ không quân Andrews của Mỹ, chỉ nằm cách Washington D.C vỏn vẹn 10 dặm, cho tới sau khi chiếc máy bay thứ ba đã đâm vào Lầu Năm Góc vào lúc 9g38.
Tại sao như thế? Từ trước 11-9, Mỹ đã ban hành những phương thức hành động chuẩn để ngăn ngừa những trường hợp tương tự. Từ giữa tháng 9-2000 tới tháng 6-2001, quân đội Mỹ đã 67 lần cho cất cánh máy bay chiến đấu để săn đuổi các máy bay đáng ngờ.
Tiền lệ "Trân Châu cảng"
Sau 11-9, cũng không có một nỗ lực nghiêm túc nào được thực hiện để bắt Bin Laden. Cuối tháng 9 và đầu tháng 10-2001, các lãnh đạo của hai đảng Hồi giáo tại Pakistan đã thương lượng dẫn độ Bin Laden sang Pakistan để xét xử về vụ 11-9. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ đã ngụ ý về nguy cơ “thất bại sớm của nỗ lực quốc tế nếu vì một cơ may nào đó ngài Bin Laden bị bắt” (!).
Chủ tịch Ủy ban tham mưu liên quân Mỹ, tướng Myers, còn đi xa hơn khi nói “mục tiêu (của Mỹ) chưa bao giờ là bắt Bin Laden”. Điệp viên FBI Robert Wright nói với ABC News ngày 19-12-2002 rằng tổng hành dinh FBI “không muốn có những vụ bắt giữ”.
Và tháng 11-2002, không lực Mỹ than phiền họ đã nắm được các thủ lĩnh Al Qaeda và Taliban trong tầm tay ít nhất 10 lần trong vòng sáu tuần trước đó, nhưng đã không thể tấn công vì không nhận được sự chuẩn thuận kịp thời từ bên trên.
Từ góc độ này, có thể thấy Mỹ có thể đã sử dụng cuộc chiến chống khủng bố như cái cớ để đạt các mục tiêu địa chính trị chiến lược. Đích thân Thủ tướng Anh Tony Blair cũng ám chỉ điều này khi ông ta nói trước Ủy ban liên lạc Hạ viện: “Thật tình mà nói, không có cách nào chúng ta có thể giành được sự cho phép của công luận để thình lình khởi sự chiến dịch Afghanistan nếu không có những gì xảy ra ngày 11-9”. Rumsfeld cũng đã từng yêu cầu CIA, trong 10 vụ việc khác nhau, tìm bằng chứng để liên kết Iraq với sự kiện 11-9.
Bằng chứng về việc người ta đã có trong tay các kế hoạch cho một hành động quân sự chống Afghanistan và Iraq trước 11-9 thì quá rõ. Một báo cáo của Viện Baker ghi trong tháng 4-2001 rằng “Mỹ tiếp tục là tù nhân của thế tiến thoái lưỡng nan về năng lượng. Iraq tiếp tục có một ảnh hưởng bất ổn đối với dòng chảy của dầu hỏa”. Báo cáo này được một nhóm làm việc về năng lượng đệ trình Phó tổng thống Mỹ Cheney, đề nghị “một sự can thiệp quân sự” vì nguy cơ không thể chấp nhận này đối với Mỹ.
Tương tự, BBC tường thuật rằng Niaz Niak, cựu ngoại trưởng Pakistan, đã được các quan chức Mỹ thông báo tại một cuộc gặp ở Berlin giữa tháng 7-2001 rằng “hành động quân sự chống lại Afghanistan có thể diễn ra trước giữa tháng 10-2001”.
Cho tới tháng 7-2001, Chính phủ Mỹ còn coi chế độ Taliban như một nguồn ổn định ở Trung Á, biểu hiện qua việc xây dựng các đường ống dẫn từ các mỏ dầu và khí đốt Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan đi ngang qua Afghanistan và Pakistan ra Ấn Độ Dương. Nhưng đối mặt với sự khước từ của Taliban trước những điều kiện của Mỹ, đại diện Mỹ đã nói với họ là “hoặc các ông chấp nhận đề nghị của chúng tôi về một thảm vàng, hoặc chúng tôi sẽ chôn các ông dưới một thảm bom”.
Không có gì ngạc nhiên khi người ta thấy sự thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công 11-9 có vẻ giống như một cái cớ quí giá để tấn công Afghanistan. Cũng đã có một tiền lệ cho việc này.
Các thông tin lưu trữ quốc gia Mỹ phát hiện rằng tổng thống Roosevelt đã sử dụng cách tiếp cận như trên liên quan tới vụ tấn công ở Trân Châu cảng vào ngày 7-12-1941. Một số thông tin cảnh báo về những cuộc tấn công ấy đã được chính quyền Mỹ khi ấy nhận được, nhưng các thông tin này đã chẳng bao giờ tới được hạm đội Mỹ.
“Nỗi nhục nhã quốc gia” tiếp đó đã thuyết phục được công chúng Mỹ vốn không sẵn lòng tham gia Thế chiến thứ hai. Tương tự, kế hoạch của PNAC hồi tháng 9-2000 đã nhận định rằng quá trình chuyển nước Mỹ thành một “thế lực thống trị ngày mai” dường như sẽ là một kế hoạch lâu dài vì “thiếu một vài sự kiện có tính thảm họa và làm xúc tác - tương tự một Trân Châu cảng mới”.
______________________________
Kỳ sau: Tổng thống Bush trong ngày 11-9-2001
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận