Phóng to |
Ông Trương Văn Tuấn - Ảnh: Q.Ngọc |
Kỳ 1: Mua gì cũng có Kỳ 2: Đẩy giá lên trời
- Điều trước tiên phải khẳng định TPCN không phải là thuốc điều trị. Trong tất cả quy trình từ nghiên cứu đến bào chế, sản xuất thì TPCN hoàn toàn không được kiểm tra gắt gao như dược phẩm. Các thông tin lâm sàng y học, dược học, sinh học để cho phép sử dụng các loại thực phẩm này trên người cũng không đòi hỏi đầy đủ như thuốc.
Đồng thời cần nhớ rằng TPCN cũng khác thực phẩm thông thường. Mỗi sản phẩm được sản xuất với một mục đích nào đó và được phân loại quốc tế để tránh nhầm lẫn giữa dược phẩm, thực phẩm chế biến và TPCN.
* Ông đánh giá thế nào về tình hình sử dụng TPCN của người dân hiện nay?
- Với số lượng hơn 3.700 loại đang được cấp phép lưu hành mà Tuổi Trẻ ngày 12-7 đã nêu, chưa kể hàng lậu, thể hiện nhu cầu lớn của người dân về TPCN. Tuy nhiên thực tế có nhiều “nhu cầu” rất không cần thiết.
Bên cạnh sự truyền khẩu về kinh nghiệm qua sử dụng, kinh nghiệm dân gian thì các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm lớn trong vấn đề này. Người dân ngày càng dùng TPCN với tốc độ rất khó kiểm soát. Người ta đã dễ dàng tiếp cận loại hàng hóa này tại các nhà thuốc, siêu thị, các chương trình bán hàng đa cấp...
* Một số loại TPCN có thành phần gồm những hoạt chất tương tự như thuốc chữa bệnh, vậy điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người tiêu dùng, thưa ông?
Thực phẩm chức năng là gì?
Từ những năm 1980, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu tài trợ chương trình nghiên cứu thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Năm 1991, cụm từ TPCN hay thực phẩm bổ sung (functional food, health supplement) ra đời. Ngoài chứa các thành phần của thực phẩm chế biến (processed food) hoặc các thành phần của thực phẩm, TPCN còn chứa thành phần ngoài tác dụng dinh dưỡng sẵn có, hỗ trợ các cơ quan, chức năng sinh học của cơ thể giúp chúng hoạt động khả quan hơn.
TPCN chứa các thành phần không gây hại và có lợi cho sức khỏe. Nó có thể chứa các chất dùng trong dược phẩm như vitamin, khoáng chất, vi lượng... với hàm lượng, nồng độ thấp hơn dược phẩm.
- Điều này dẫn tới một quan ngại. Về nguyên tắc, TPCN không được chứa các hoạt chất, kể cả gốc hóa dược và cây cỏ, với hàm lượng độc, mạnh như thuốc điều trị. Vì vậy, trên lý thuyết có thể dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thông thường đối với người bệnh, khi dùng TPCN kèm các loại dược phẩm chữa trị sẽ có hai nguy cơ xảy ra. Nếu thuốc và TPCN đó có cùng hoạt chất thì khả năng làm tăng nồng độ hoạt chất ấy lên cao. Nguy cơ thứ hai là sự tương tác bất lợi giữa các hoạt chất dẫn đến sự phá hủy hoạt tính của thuốc điều trị. Cả hai nguy cơ đều cho hậu quả khó lường.* Ông có lời khuyên nào cho người tiêu dùng?
- Cách hành xử tốt và an toàn nhất là không biết thì phải hỏi, phải nghe giới chuyên môn tư vấn chứ không nên nghe người này, người nọ rồi mua về sử dụng. Cần xem xét cả ba tiêu chí chất lượng, hiệu quả và an toàn khi quyết định dùng TPCN. Đối với các sản phẩm đã được cấp phép lưu hành, độ tin cậy cũng chỉ dựa vào thông tin Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chứng nhận tiêu chuẩn có ghi trên bao bì sản phẩm (ký hiệu/YT-CNTC). Ít nhất cũng còn hơn hàng xách tay, hàng lậu vì nó cũng đã được một cơ quan y tế xét duyệt và cấp phép dựa trên hồ sơ mà nhà sản xuất, nhà phân phối đã đăng ký.
Thật ra, trong chế độ ăn uống hằng ngày nếu đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe thì không cần thiết phải dùng các loại TPCN.
Tuy nhiên, lời khuyên chân thành của tôi là hãy nhìn xung quanh còn có rất nhiều công cụ giúp chúng ta duy trì sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Bên cạnh thói quen ăn uống, đừng quên thói quen vận động, tập luyện và thay đổi lối sống, đó mới chính là điều kiện đủ để có một sức khỏe sung mãn. Đồng thời tránh được những lạm dụng không cần thiết trong việc dùng thuốc, dùng TPCN.
* Trách nhiệm của người làm chuyên môn trong vần đề này thế nào, thưa ông?
- Bác sĩ là người được đào tạo để kê đơn thuốc và chỉ được kê đơn thuốc mà thôi. Bộ Y tế cũng đã quy định rõ TPCN không thể được kê vào đơn thuốc. Tuy nhiên, dựa trên những thông tin của sản phẩm, bác sĩ có quyền tư vấn cho bệnh nhân nên hoặc không nên sử dụng loại TPCN nào đó bên cạnh trách nhiệm cho toa thuốc trị bệnh.
* Chúng ta có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm ở nước ngoài?
- Công nghệ sản xuất TPCN hiện nay trên thế giới phát triển không thua kém công nghệ sản xuất thuốc có nguồn gốc hóa dược. Nhưng người ta vẫn ghi rất rõ chữ “TPCN” trên bao bì sản phẩm với kích thước, màu sắc sao cho người tiêu dùng dễ nhận ra nhất. Các sản phẩm trong nước chưa làm được việc này.
* Bản thân ông có dùng TPCN không, thưa ông?
- Có. Thỉnh thoảng tôi dùng các loại giúp hỗ trợ chống oxy hóa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận