24/04/2019 13:02 GMT+7

Sự cố tương ớt Chinsu có ảnh hưởng đến kinh doanh 2019 của Masan?

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch HĐQT Masan Group, nói nâng cao chất lượng cuộc sống trong mọi không gian sống của người tiêu dùng là động lực chính để Masan đặt mục tiêu doanh thu 5 tỉ USD đến năm 2020

Sự cố tương ớt Chinsu có ảnh hưởng đến kinh doanh 2019 của Masan? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, báo cáo đến các cổ đông chiến lược phát triển tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 tổ chức sáng 24-4 - Ảnh:TỰ TRUNG

Tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 sáng 24-4, ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group), đã dành khá lớn thời gian ở đầu phiên họp để nói về tâm huyết của bản thân cho quá trình phát triển của Masan suốt thời gian dài vừa qua.

"Khi tôi nghe một cổ đông hỏi tôi rằng Masan hết sáng tạo hay sao mà không biết làm gì mới, tôi thấy rằng chỉ cần có mục tiêu có ý nghĩa để nghĩ đến. Con đường (Masan-PV) đang đi thật sự có rất nhiều chông gai, thử thách, nhưng là con đường đi mỗi ngày, không một giây phút hoài nghi, thì vẫn sẽ có niềm tin để đi hết con đường đã chọn", ông Quang bộc bạch trước hàng trăm cổ đông. 

Ông Quang cũng hướng cổ đông đến mục tiêu tương lai của Masan theo mô hình hệ sinh thái đa dạng lĩnh vực, ngành nghề, từ y tế, giáo dục cho đến hai mảng ghép chiến lược trọng tâm mới là sản phẩm chăm sóc cá nhân - gia đình và bán lẻ. 

 "Cần tìm hướng đi thích hợp để Masan phát huy được thế mạnh vốn có của mình", ông Quang bày tỏ quan điểm. 

Trả lời câu hỏi của cổ đông về sự cố tương ớt Chinsu có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh năm 2019 hay không, ông Danny Le, giám đốc Chiến lược và phát triển Masan Group, thừa nhận "không lường trước được", và cho rằng "đây chỉ là sự cố truyền thông", đồng thời khẳng định "chất lượng sản phẩm vẫn bảo đảm an toàn  sức khỏe cho người sử dụng". 

Xác nhận ít chủ động chia sẻ thông tin với giới truyền thông, ông Quang cho rằng các thông tin liên quan đến vụ việc nước mắm gây tranh cãi, hay vụ thu hồi tương ớt ở Nhật thời gian qua ít nhiều có gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất  kinh doanh của công ty. 

"Không ai hoàn hảo cả. Nên phải làm tốt hơn nữa. Để tin đi đôi với dùng" - ông Quang bày tỏ.

Sự cố tương ớt Chinsu có ảnh hưởng đến kinh doanh 2019 của Masan? - Ảnh 2.

Cổ đông bỏ phiếu biểu quyết 13 tờ trình của hội đồng quản trị Masan tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 sáng 24-4 - Ảnh:TỰ TRUNG

Tại đại hội, Hội đồng quản trị Masan Group cũng trình cổ đông thông qua mục tiêu doanh thu thuần năm 2019 đạt 45.000-50.000 tỉ đồng, tăng 18-31% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty từ 5.000-5.500 tỉ đồng, tăng 44-58% so với năm 2018, cùng phương án phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). 

Theo lãnh đạo Masan, số lượng cổ phần dự kiến phát hành tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành của công ty. Giá phát hành bằng mệnh giá mỗi cổ phần, tức bằng 10.000 đồng/cổ phần. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020.

Đại hội cũng đã bầu Hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019-2024 với số lượng 6 thành viên Hội đồng quản trị và 3 thành viên ban kiểm soát.

Vì sao Nhật cấm dùng axit benzoic trong tương ớt? Vì sao Nhật cấm dùng axit benzoic trong tương ớt?

TTO - Vừa qua, lô tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật vì có chứa chất bảo quản axit benzoic. Câu hỏi đặt ra là tại sao chính phủ Nhật lại cấm dùng chất này trong một số loại thực phẩm, trong đó có tương ớt?

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên