![]() |
Một số emo tự rạch tay để “sống cảm xúc” -Ảnh: Internet |
Cuối tháng 3 vừa qua, từ blog của một nhóm emo chúng tôi cố thuyết phục Hùng, trưởng nhóm, cho làm “quan sát viên” tại buổi gặp mặt đầu tiên với chín thành viên vừa “trúng tuyển” vào nhóm này.
Trong một “thế giới cảm xúc”
|

Thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (ảnh):
* Một người biết sống theo cảm xúc thật là người hạnh phúc. Nhưng người đó phải đủ sức mạnh nội lực, tâm lực để điều hòa cảm xúc của mình theo hướng tích cực. Chứ cố làm mình buồn chán, ủy mị rồi sống theo thì quá bất hạnh. Thật sự trào lưu emo không hề xấu, các emo tôn thờ cảm xúc, được là chính mình, biết quan tâm đến cảm xúc của người khác. Nhưng emo VN hình như... chưa phải là emo “thứ thiệt”?
* Rèn luyện nâng cao chỉ số cảm xúc (EQ - Emotional Quotient, với các tiêu chí đánh giá: tính kiên trì, khả năng kiềm chế, điều chỉnh cảm xúc, sự thấu cảm...) sẽ giúp các emo sống tích cực hơn và sẽ thay đổi được cái nhìn xấu bấy lâu nay về emo Việt; khi đó emo mới thật sự trở thành trào lưu sống tốt, đối lập với lối sống vô cảm của không ít người lớn, bạn trẻ hiện nay.
Trong phần tự giới thiệu, bảy bạn cho biết đang đi học, hai bạn còn lại làm nghề tự do. Tuy mới gia nhập nhóm nhưng các thành viên mới này để một kiểu tóc giống hệt các thành viên cũ: tỉa nhọn, duỗi thẳng, nhuộm cực đen và điểm xuyết vài màu sáng, tóc mái dài và hất sang một bên che phủ một hoặc cả hai mắt.Mặt mũi còn nguyên vẻ học trò nhưng các nữ emo trang điểm trắng sáng quá mức rồi còn tô viền mắt đen dày để tạo “phong cách cảm xúc”. Các emo nam lại sơn đen móng tay... Về trang phục, hầu hết mặc bó sát, quần jean chật, áo thun vẽ những hình thù kỳ dị, thắt lưng gai to bản, giày đen bụi bặm... Các emo nam có thân hình ốm tong ốm teo như suy dinh dưỡng và dáng vẻ đầy... nữ tính.
Chủ đề trao đổi hôm đó là “tình yêu bất diệt”. Minh Phương khi nói về câu chuyện tình trắc trở Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga đã chảy tràn nước mắt. Không riêng gì Phương, các emo khác cũng khóc khá... thảm thiết theo câu chuyện(!). Đến đoạn hai nhân vật trùng phùng họ lại phá lên cười, hò hét thất thanh... Suốt buổi chúng tôi cứ liên tục chứng kiến cảnh khóc, cười, la hét, gào thét... của các thành viên emo một cách kỳ lạ như thế.
Cảnh giác “emo nửa mùa”
Người ta cho rằng chính vì sống không che giấu cảm xúc nên các emo “sống thật” hơn và vì thế kiểu sống này hút được giới trẻ. Nhìn chung, emo “thật sự” được xem là kiểu sống lành mạnh. Còn các emo Việt?
Dạo một vòng các diễn đàn, vấn đề được các emo Việt quan tâm nhiều chỉ là những gì thuộc về hình thức bên ngoài như kiểu tóc, quần áo, cách trang điểm... mà gần như ít nói đến âm nhạc - yếu tố vốn là khởi nguồn của emo. Nhiều bạn trẻ, nhất là thế hệ 9X, cứ nghĩ hễ ăn mặc theo phong cách emo thì thành emo. Chưa hết, các bạn còn học cách làm sao dễ rơi nước mắt để chứng tỏ “sống cảm xúc”. Người ta gọi đó là emo “giả” hay emo “nửa mùa”, bởi vì “văn hóa emo” phải xuất phát từ cảm xúc thật của chính mình.
Hùng chia sẻ: “Các emo “thứ thiệt” không chỉ có trái tim nhạy cảm với cuộc sống quanh mình, biết quan tâm chia sẻ với người khác mà còn biết bộc lộ cảm xúc một cách đúng mực và sâu sắc”. Trong khi đó nhiều emo Việt lại cố ý biểu hiện cảm xúc rất “bề nổi” như khóc thét trước đám đông bởi một chuyện “nhỏ như con thỏ”, hút thuốc lá nhả khói phiêu bồng, hôn người đồng giới...
Giả vờ mang tâm trạng buồn chán vào một diễn đàn, ngay tức khắc chúng tôi được các emo khuyên tự rạch tay với những lời lẽ đại loại như “con gái còn làm được nữa là...”. Một emo... dụ: “Ngày trước dân chơi thường xăm mình hay chích đầu thuốc đang cháy vào cườm tay, giờ phải thế này”.
Emo Việt chỉ mới xuất hiện những nhóm nhỏ. Bạn N. (Q.5, TP.HCM), từng nhiều lần tự rạch tay, chia sẻ: “Đó không phải đẳng cấp hay cá tính mà là sự nông nổi, bồng bột. Dù với lý do gì, tự hành xác là hành vi ngu xuẩn vì cơ thể của ta là do cha mẹ sinh thành dưỡng dục…”. Gia đình N. khá may mắn vì cô còn đủ tỉnh táo chòi đạp ra khỏi “vũng lầy cảm xúc”, dù bây giờ trên cánh tay cô vẫn còn những vết cắt cũ. Còn những bạn trẻ nào vẫn muốn có kiểu sống emo “nửa mùa”?!
Copy kiểu... vô cảm Trên thế giới emo có nhiều dạng. Ở Argentina, một số thiên về thời trang, thẩm mỹ. Ở Brazil, Peru, nhiều người nghĩ rằng emo là những người đồng tính, ăn mặc quái dị. Ở Singapore, một số emo lại cứa tay để thể hiện mình... Trên Straits Times (Singapore), Mervyn Lee, 17 tuổi, than thở: “Chúng tôi là những linh hồn đau đớn, vô vọng đối với cuộc sống”(!). Daily Mail đưa tin vụ tự tử của cô bé Hannah Bond, 13 tuổi ở Anh. Raymond, cha cô bé, cho biết: “Hannah thường gọi emo là thời trang nhưng tôi chỉ nghĩ đó là biểu hiện của tuổi mới lớn. Cuối cùng không ngờ...”. Tại Nga, nhiều biểu hiện làm hại bản thân như tự tử, cứa tay đã diễn ra với các emo. Các nhà chức trách Nga đã hướng đến một luật ngăn chặn kiểu emo tự hành xác, thậm chí còn ngăn cấm việc HS, SV ăn mặc phong cách emo đến trường. Kết nối Internet là một trong những cầu nối dẫn đến “lan tràn”, hiểu nhầm về emo. Nhưng hầu hết thông tin đó đều không được kiểm chứng và thanh thiếu niên cứ “copy” nhau để trở thành emo. Tiến sĩ Carol Balhetchet - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu niên ở Singapore, cho rằng: “Không có gì sai khi giới trẻ chạy theo các mốt, nhưng kiểu emo thái quá như tự rạch tay, tự tử, ca ngợi hành động này thì phải xem lại”. Cũng theo ông: “Khi gặp trường hợp này cha mẹ nên trao đổi chân thành với các em, chớ vội la mắng. Hãy lắng nghe con nói để chúng ta dễ dàng tìm ra vấn đề hơn”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận