Nhưng giờ chắc 9-10 tiếng vì quốc lộ 14 xấu quá. 20g xe chạy, nếu 10 tiếng thì cũng chỉ 6g sáng hôm sau đến nơi”. Anh Huy nghĩ sẽ kịp gặp người bạn đang cấp cứu. Họ từ Thanh Hóa vào lập nghiệp, sa cơ hoạn nạn. Gần 8g hôm sau xe mới đến bến. Anh Huy vào bệnh viện, chỉ gặp được vợ của bạn đang khóc ngất: “Anh ấy mất rồi!”.
Ròng rã 12 giờ ngồi xe, anh Huy không kịp gặp bạn lần cuối.
Hỏi thăm một số tài xế, người viết nghe được nhiều câu chuyện nặng lòng thế này. Có hành khách không kịp về thăm người thân bệnh nặng, có bà bầu suýt đẻ rớt trên xe, các cô cậu học trò thì lỡ làng giờ thi, nhiều thương buôn trễ mất chuyến hàng...
Nhiều chủ xe, tài xế than thở làm sao có thể kinh doanh hiệu quả với những con đường tệ hại, bó buộc tốc độ như thế. Ngay đường cao tốc hiện đại mới được đầu tư với rất nhiều tiền bạc như TP.HCM - Trung Lương nhưng việc quy định tốc độ của từng làn đường cũng chưa hợp lý, từ đó dẫn đến những kiến nghị phải điều chỉnh.
Một phần quan trọng của sự phát triển của nền kinh tế được đo bằng chính vòng quay giao thông. Chẳng nhà đầu tư nào muốn vòng quay này chậm, nhưng đường sá đã khiến chuyện làm ăn của họ khó hơn do tăng chi phí. Những ngày giáp tết, nhu cầu đi lại gia tăng, tình trạng xe cộ lưu thông trên đường càng căng thẳng.
Hành khách mệt mỏi. Tài xế, chủ xe cũng ngán ngẩm, than trời. Đây cũng là thời điểm bắt đầu thu phí bảo trì đường bộ. Sau một tháng triển khai thu phí bảo trì đường bộ, đã có những báo cáo về tiến độ thu được. Nó là một trong rất nhiều phí, thuế mà người dân, doanh nghiệp phải chi trả để sở hữu chiếc xe. Thuế, phí đè lên vai người có xe và hành khách đi xe khi thu gián tiếp qua cước vận tải hàng hóa, giá vé hành khách...
Khi phải trả thêm phí, đó cũng là cơ sở để người dân đưa ra yêu cầu của mình về việc được sử dụng hạ tầng giao thông tốt hơn, có thể đi nhanh hơn nhưng vẫn an toàn. Người dân cũng có quyền đòi hỏi phải bớt đi những cung đường tử thần, con đường đau khổ. Đó là yêu cầu chính đáng và chỉ khi các cơ quan chức năng, cụ thể ở đây là Bộ Giao thông vận tải, thỏa mãn được yêu cầu này mới thể hiện sự sòng phẳng với người dân.
Có lẽ, đi lại trong Tết Quý Tỵ này sẽ là cột mốc để tới đây người dân so sánh rằng chất lượng cầu đường có được cải thiện sau khi họ phải trả thêm tiền. Nhưng người dân không thể chờ rồi đường sá sẽ dần dần tốt lên. Mà ngay lúc này, họ cần những phản ứng kịp thời của các cơ quan chức năng, theo kiểu làm được cái gì thì làm để tết này người dân đi lại cảm thấy thoải mái hơn. Chẳng hạn như kiến nghị điều chỉnh tăng tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương phải mất bao nhiêu thời gian mới được giải quyết, để tết này cánh tài xế không còn lo bị phạt oan, hay lại phải rề rà chờ qua cao điểm giao thông mùa tết. Mọi người đang chờ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận