02/10/2019 09:50 GMT+7

Siết tiêu chuẩn khí thải, tăng diện tích cây xanh để giảm ô nhiễm

GS PHẠM NGỌC ĐĂNG (chuyên gia về môi trường không khí) - XUÂN LONG ghi
GS PHẠM NGỌC ĐĂNG (chuyên gia về môi trường không khí) - XUÂN LONG ghi

TTO - Quản lý lỏng, Hà Nội và TP.HCM cần thực hiện nhanh những giải pháp có tính dài hạn để giảm ô nhiễm. Có nhiều việc các thành phố có thể làm.

Siết tiêu chuẩn khí thải, tăng diện tích cây xanh để giảm ô nhiễm - Ảnh 1.

Độ ô nhiễm tăng nhẹ tại khu vực được cho là lá phổi của thủ đô chiều 1-10 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Nhìn thẳng vào nguyên nhân ô nhiễm

Ô nhiễm ở Hà Nội và TP.HCM, nguyên nhân chính là nguồn thải, trong đó có ba nguồn: Thứ nhất, nguồn khí thải từ các phương tiện giao thông.

Số phương tiện không những không giảm mà ngày càng gia tăng do nhu cầu thực tế, trong khi phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển. 

Thứ hai, nguồn từ các hoạt động xây dựng, hợp đồng xây dựng, phá dỡ công trình xây dựng.

Ở các thành phố như Hà Nội và TP.HCM, các công trình xây dựng xen kẽ rất nhiều, đào đường, sửa đường cũng nhiều; khi không kiểm soát chặt, đây cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn. 

Thứ ba, ở các thành phố có tình trạng sử dụng than tổ ong trong sản xuất, trong kinh doanh hàng ăn uống; đây là nguồn phát thải đáng kể gây ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, công tác vệ sinh môi trường ở các thành phố còn rất hạn chế, thậm chí còn gây ô nhiễm. Rồi ban đêm còn buông lỏng quản lý, để chở vật liệu xây dựng rơi vãi đầy đường.

Siết tiêu chuẩn khí thải, tăng diện tích cây xanh để giảm ô nhiễm - Ảnh 2.

GS Phạm Ngọc Đăng (chuyên gia về môi trường không khí)

Siết tiêu chuẩn phát thải

Tôi biết các thành phố đều đang thực hiện các giải pháp có tính dài hạn, nhưng việc thực hiện vẫn còn chậm. 

Ví như để hạn chế được phương tiện xe cá nhân thì giao thông công cộng phải phát triển; tuy nhiên, như ở Hà Nội và TP.HCM, các dự án đường sắt đô thị làm rất chậm. 

Như ở Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông làm tới 10 năm vẫn chưa xong, như vậy rất khó hạn chế được xe cá nhân, mà không hạn chế được xe cá nhân thì không kiểm soát được khí thải gây ô nhiễm.

Ngoài ra, như Hà Nội thì đã đặt ra được chỉ tiêu trồng 1 triệu cây xanh, nhưng với các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, phải tiếp tục dành thêm quỹ đất cho cây xanh. 

Cây xanh được coi là lá phổi của cộng đồng, có thể hấp thụ khí độc hại, bụi bẩn, nên dù rất hạn chế về quỹ đất trong nội thành thì mỗi thành phố đều nên tăng chỉ tiêu đất cho cây xanh, dành những quỹ đất từ các cơ sở sản xuất di dời cho hạng mục công viên, cây xanh.

Bác sĩ Vũ Văn Giáp (phó giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai):

Bụi không khí làm gia tăng bệnh hô hấp, tim mạch...

Cảm giác cay mắt, đỏ mắt, rát và chảy nước mũi sau khi đi ngoài đường, đây là cảm giác chung của nhiều người trong những ngày bụi không khí tăng cao vừa qua.

Những thời điểm bụi không khí tăng cao, người già, trẻ em, người có bệnh hô hấp như hen phế quản, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính... sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Tỉ lệ người bệnh hô hấp, tim mạch nhập viện cũng tăng cao hơn bình thường.

Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới cho biết chúng ta có thể cảm nhận được các hạt bụi kích thước lớn, nhưng bụi siêu mịn (PM2.5), kích thước dưới 2,5 micromet thì không thể cảm nhận được, nhưng khi hít vào phổi, bụi siêu mịn sẽ theo máu đi vào các cơ quan, gây viêm ở nhiều cơ quan khác nhau.

Ước tính 30% tử vong do ung thư phổi có liên quan ô nhiễm không khí, đây cũng là lý do của 25% ca đột quỵ não và bệnh lý tim mạch, 43% ca tử vong do các bệnh hô hấp.

L.ANH

TP.HCM, Hà Nội ô nhiễm nặng, cách nào ngăn bụi mịn? TP.HCM, Hà Nội ô nhiễm nặng, cách nào ngăn bụi mịn?

TTO - Máy lọc không khí, khẩu trang chuyên dụng được quảng cáo có thể 'lọc bụi đến 99%', chặn được 'bụi siêu mịn', có nên chi tiền ra mua? Ngoài hai thứ này, có cách nào khác ngăn bụi mịn?

GS PHẠM NGỌC ĐĂNG (chuyên gia về môi trường không khí) - XUÂN LONG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên