Khi doanh nghiệp du lịch “đói” danh hiệu
Phóng to |
Du khách Nga tại TP Nha Trang Ảnh: Tiến Thành |
Ông Nguyễn Mạnh Cường, phó tổng cục trưởng VNAT, đã thừa nhận như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh vụ “Khi doanh nghiệp du lịch đói danh hiệu” (Tuổi Trẻ 6-12).
Ông Cường nói: Những điều Tuổi Trẻ đặt ra là hoàn toàn chính xác. Sáu năm theo dõi Giải thưởng du lịch VN (trước đây gọi là Top ten lữ hành quốc tế và khách sạn hàng đầu VN), tôi chỉ thấy số ít doanh nghiệp có “máu mặt” liên tục được đề cử rồi nhận giải, trong khi còn rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức trong kinh doanh, hoạt động và có những thành tích đáng kể nhưng không được ghi nhận hoặc không có sân để cùng tham gia. Nhiều lần chúng tôi muốn động viên họ, có chủ động mời các doanh nghiệp này tham gia Giải thưởng du lịch hằng năm nhưng họ đều từ chối thẳng thừng vì “chỗ đó toàn đại gia”. Chưa kể VNAT luôn bị động về thời gian nên mới có chuyện đến tháng 12 năm nay mới vinh danh cho thành tích của năm trước.
* Vì sao VNAT không mở thêm nhiều hạng mục, giải thưởng?
Thực tế, chúng tôi chỉ mới “quản” được những doanh nghiệp trực tiếp quản lý, cấp phép, trong khi các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, khách sạn 2 sao trở xuống là do địa phương quản lý. Chúng tôi đã nhận thấy điều này và ngay từ năm 2010 đã có ý kiến đề xuất nên mở rộng hơn các thành phần tham gia cũng như nhiều loại giải thưởng. Tuy nhiên, thông tư 51 của Bộ Nội vụ về quy chế quản lý xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp đã không cho phép chúng tôi thực hiện ý tưởng này.
* Đã nhìn thấy hạn chế sao VNAT không mạnh dạn thay đổi?
- Bộ máy, nhân sự hiện nay của VNAT không đủ để thực hiện cho đàng hoàng theo mong muốn. Chưa kể còn tồn tại nhiều kiểu tư duy cũ, vẫn muốn thể hiện quyền của cơ quan cấp trên với VNAT, Hiệp hội Du lịch VN (VITA) và các doanh nghiệp. Chẳng hạn, có những đề nghị để Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch ký xác nhận và trao giải thưởng chứ không phải là VNAT hay VITA, trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mong muốn đại diện ngành du lịch thực hiện điều này như một cách ghi nhận nỗ lực đóng góp và vinh danh họ.
* Liệu trong thời gian tới việc vinh danh, trao giải thưởng cho doanh nghiệp du lịch có sự thay đổi gì không, thưa ông?
- Trong thời gian tới, VNAT sẽ tư vấn cho các địa phương, đặc biệt là các địa phương du lịch trọng điểm, chủ động tổ chức vinh danh cho các doanh nghiệp trên địa bàn mình quản lý. Các cơ quan này sẽ nắm bắt thông tin, thực lực các doanh nghiệp tốt hơn, sâu sát hơn VNAT hay VITA. Từ đó sẽ đưa ra các tiêu chí, vinh danh, bình chọn phù hợp và vừa tầm cho đại bộ phận doanh nghiệp trên địa bàn.
Giải thưởng du lịch hằng năm mà VNAT, VITA thực hiện sẽ thí điểm từng bước việc tăng thêm các danh mục, giải thưởng, vinh danh để nhiều doanh nghiệp thuộc “chiếu dưới”, những doanh nghiệp có thế mạnh khác có thể tham gia thay vì việc trao giải thưởng du lịch chỉ quanh đi quẩn lại với những doanh nghiệp du lịch có doanh thu 1.000-2.000 tỉ đồng/năm như hiện nay.
* Ông NGUYỄN HỮU THỌ(chủ tịch Hiệp hội Du lịch VN - VITA): Nên mở rộng danh mục giải thưởng Chúng tôi sẽ đề xuất mở rộng thêm các danh mục mới trong Giải thưởng du lịch ở những năm tới để doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển, nhà hàng... có thể tham gia cho giải thưởng thêm đa dạng, phong phú. Chẳng hạn đề xuất giải thưởng doanh nghiệp có sản phẩm mới, sáng tạo... Và quan trọng hơn sẽ phải xây dựng tiêu chí, quy chế thật rõ ràng, chặt chẽ để doanh nghiệp muốn tham gia vì uy tín của giải thưởng với giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. * Bà ĐỖ HỒNG XOAN(chủ tịch Hiệp hội Khách sạn VN): Tiêu chí phải rõ ràng, minh bạch Giải thưởng cho doanh nghiệp du lịch là để vinh danh, tôn vinh thành tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì phải xây dựng hẳn bộ tiêu chí rõ ràng, công khai để doanh nghiệp tham gia nếu đoạt giải còn cảm thấy hãnh diện, tự hào. Các ứng cử viên tham gia cũng phải thật sự xứng đáng chứ giải thưởng mà đóng tiền để có danh hiệu thì khác nào mua giải thưởng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận