26/04/2025 20:13 GMT+7

Sáp nhập Gia Lai - Bình Định: Sắp xếp bộ máy, công tác cán bộ phải đoàn kết, nhất trí

Theo bí thư Tỉnh ủy Bình Định, phương án sáp nhập hai tỉnh phải tạo được sự đoàn kết, nhất trí cao và mang lại sức mạnh mới đưa tỉnh phát triển tốt hơn.

Sáp nhập Gia Lai - Bình Định: Sắp xếp bộ máy, công tác cán bộ phải đoàn kết, nhất trí - Ảnh 1.

Ban thường vụ hai Tỉnh ủy Gia Lai và Bình Định làm việc về đề án sáp nhập hai tỉnh ngày 26-4 - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 26-4, ban thường vụ hai Tỉnh ủy Gia Lai và Bình Định có buổi làm việc chung về việc triển khai chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Đưa tỉnh mới thành cực tăng trưởng của cả nước

Ông Hồ Quốc Dũng - bí thư Tỉnh ủy Bình Định - cho biết hội nghị sẽ cho ý kiến đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định và cho ý kiến về nguyên tắc tổ chức, sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ.

Đây là việc hết sức hệ trọng và khó. Phương án sắp xếp, tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ phải hiệu lực, hiệu quả, tạo ra không gian phát triển mới ngay sau khi sáp nhập.

Làm sao để sau khi sắp xếp xong tạo được sự đoàn kết, nhất trí và sức mạnh mới, đưa tỉnh mới phát triển tốt hơn, trở thành một trong các cực tăng trưởng của cả nước.

Đề nghị bố trí bộ phận thường trực các cơ quan tại tỉnh cũ

Theo ông Hồ Văn Niên - bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đề án nhập tỉnh được thống nhất rất cao từ chính quyền các cấp. Vừa qua, HĐND tỉnh Gia Lai đã có nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh Gia Lai và Bình Định.

Tại phiên làm việc hôm nay, ban thường vụ hai tỉnh ủy sẽ cho ý kiến lần cuối đối với các nội dung cụ thể của đề án để trình Trung ương.

Góp ý cho đề án, ông Niên nêu ý kiến đề án cần đưa vào nội dung đã được thường trực tỉnh ủy hai tỉnh thống nhất. Trước mắt bố trí bộ phận thường trực của các đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, các hội đoàn thể, đơn vị hành chính sự nghiệp tại tỉnh Gia Lai hiện nay để sau khi đề án được phê duyệt có cơ sở thực hiện.

Về tiến độ đề án, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn thông tin hai bên sẽ làm việc xuyên lễ để hoàn thành, đáp ứng tiến độ nộp Bộ Nội vụ trước ngày 1-5.

Theo tinh thần đề án, sẽ sắp xếp nguyên trạng hai tỉnh và lấy tên tỉnh mới là tỉnh Gia Lai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP Quy Nhơn.

Tỉnh Gia Lai sau sắp xếp có diện tích 21.576,53km2, quy mô dân số 3,58 triệu người, có 135 đơn vị hành chính cấp xã.

Hợp nhất 4 cơ quan báo, đài 2 tỉnh thành 1 cơ quan truyền thông

Tại hội nghị, thường trực hai tỉnh ủy thống nhất phương án sắp xếp các cơ quan báo, đài tỉnh thành một cơ quan truyền thông chung của tỉnh mới.

Ông Lê Kim Toàn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định - thông tin sắp tới tỉnh Gia Lai sẽ hợp nhất báo Gia Lai và Đài phát thanh - truyền hình Gia Lai. Bình Định cũng thống nhất từ nay tới trước khi sáp nhập tỉnh sẽ hợp nhất báo Bình Định và Đài phát thanh - truyền hình Bình Định.

Đến khi hợp nhất hai tỉnh, hai cơ quan này sẽ làm việc với nhau và hợp nhất thành một cơ quan truyền thông chung của tỉnh mới.

Sáp nhập Gia Lai - Bình Định: Sắp xếp bộ máy, công tác cán bộ phải đoàn kết, nhất trí - Ảnh 3.Sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng, chủ tịch Quảng Nam đề xuất nghiên cứu có thể làm việc hai nơi

Sáng 26-4, HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức kỳ họp thứ 31, các đại biểu thảo luận, thông qua các nghị quyết quan trọng về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên