Sáng tạo là niềm hạnh phúc vô bờ của người dạy học

LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG
LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG

TTO  - Thiết nghĩ đã là thầy giáo, trái tim phải có được niềm đam mê, sáng tạo thì sẽ có thành công! Thầy Phạm Thư Tùng có được những phẩm chất đó và thầy đã gặt được những kết quả ban đầu.

Thầy Phạm Thư Tùng (giữa) cùng học sinh gắn bóng đèn bằng chai nhựa sử dụng năng lượng mặt trời tại một hộ dân ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh - Ảnh: Như Hùng
Thầy Phạm Thư Tùng (giữa) cùng học sinh gắn bóng đèn bằng chai nhựa sử dụng năng lượng mặt trời tại một hộ dân ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh - Ảnh: Như Hùng

Ở Trường THPT Ernst Thalmann (TP.HCM), thầy Phạm Thư Tùng (nhân vật trong bài Xông đất nhà thầy giáo “Ánh sáng hạnh phúc”) được biết đến với tư cách người đưa ra ý tưởng và hướng dẫn học sinh thực hiện thành công dự án “Ánh sáng hạnh phúc”: làm những chiếc bóng đèn từ vỏ chai nhựa giúp nhiều hộ dân nghèo ở quận 8, Bình Chánh... có ánh sáng.

Trên thực tế, nhiều giáo viên cũng có niềm đam mê với công việc dạy học, mang những kiến thức ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Nhưng với thầy Tùng, tinh thần hướng về người lao động nghèo, về học sinh nghèo là điều rất xứng đáng cho chúng ta noi theo, học tập...

Xuất thân từ một gia đình nhà giáo, hẳn thầy đã mang sẵn trong mình lòng yêu thương con trẻ và sự cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời cơ cực...

Những ngọn đèn mang “Ánh sáng hạnh phúc” đã thắp sáng những mái ấm yêu thương. Đó là ánh sáng chia sẻ, là tấm lòng của những em học sinh, là những bài học “thương người như thể thương thân” qua dự án.

Bên cạnh truyền ngọn lửa đam mê, sáng tạo, ham học hỏi, tìm tòi cho học sinh, mà qua việc làm việc nhóm, qua hoạt động đã giúp các em có những bài học về kỹ năng sống, về sự phối hợp cùng làm việc, về sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau...

Mỗi thời người thầy đều có những bí quyết, chia sẻ về những thành công trong công tác dạy học. “Dạy học bây giờ là dạy tư duy tích cực và khả năng phản biện chứ không chỉ dạy kiến thức” - đó là suy nghĩ của thầy Tùng về phương pháp dạy học hôm nay.

Thầy Tùng cũng cho rằng người thầy phải vừa là người anh, người bạn của học trò thì mới có sự đồng cảm, sự chỉ dạy sâu sát và quan trọng hơn là truyền được ngọn lửa đam mê trong học tập, trong bước đầu nghiên cứu khoa học.

Tấm gương sáng về sự đam mê trong dạy học, trong việc ứng dụng kiến thức vào cuộc sống của thầy Phạm Thư Tùng rất đáng để quý thầy cô suy ngẫm. Sáng tạo cũng là niềm hạnh phúc vô bờ của người dạy học!

LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên