Lễ giỗ Đức ông Lê Văn Duyệt chia ra ba ngày tiên thường, chánh giỗ và hậu thường.
Hát bội, kịch nói dâng lên Đức ông Lê Văn Duyệt
Ngày tiên thường (30-7 âm lịch) sẽ có cúng tiên thường theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn, lễ xây chầu - đại bội, lễ gia quan tấn tước, hát bội tuồng Lê Công kỳ án do Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM trình diễn.
Ngày chánh giỗ (1-8 âm lịch) cúng chánh giỗ theo nghi thức lễ tế tiểu cung đình triều Nguyễn, tế tiền hiền - hậu hiền - anh hùng liệt sĩ.
Hát bội tuồng Ngũ sắc châu, San hậu 1, 2, 3, lễ tôn vương - hồi chầu.
Còn ngày hậu thường (2-8 âm lịch) có chương trình ca cổ của đoàn Hoa Lan Trắng, cúng trầu cau và bánh Gia Định xưa.
Cùng thành kính dâng lên Đức ông nén hương tưởng nhớ, tối 2-9 Nhà hát kịch Idecaf sẽ diễn vở Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử tại Nhà hát Thanh Niên.
Sân khấu tăng suất diễn dịp lễ 2-9
Mùa lễ 2-9 năm nay rơi vào những ngày cuối tuần nên các sân khấu có dịp kéo dài đợt diễn. Đa số lịch diễn bắt đầu từ 30-8 đến 2-9. Một số sân khấu tăng cường ngày diễn hai suất.
Sân khấu Thế Giới Trẻ diễn các vở Chuyện tình Bangkok, Hồn ma cô đào hát, Thần tiên cũng nổi điên, Mỹ vị nam vương, Bóng đàn ông. Nhà hát kịch Idecaf diễn các vở Tía ơi, má dìa, Tấm Cám đại chiến, 12 bà mụ.
Nhà hát Thanh Niên diễn vở Cuộc chiến, Nam nhân kế, Đại minh tinh. Sân khấu Thiên Đăng diễn vở Lộ hàng, Cô giáo Duyên, Những con ma nhà hát.
Sân khấu Trương Hùng Minh diễn Đêm của cười 4, Mật lệnh tình báo, Ngày mai người ta lấy chồng.
Sân khấu Hoàng Thái Thanh diễn vở Nửa đời hương phấn. Nhà hát kịch 5B diễn vở Tía ơi, con lấy chồng, Trạm cứu hộ động vật, Đại náo Long cung. Sân khấu Ban Mai phục vụ khán giả nhí hai vở kịch thiếu nhi Trăng ơi trăng à và Colora - Xứ sở rực rỡ.
Dịp lễ 2-9, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam diễn vở xiếc Ầu ơ - Thanh âm đầu đời từ 31-8 đến 2-9 tại rạp xiếc Công viên Gia Định (TP.HCM).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận