Ngậm ngùi với Sông dài của năm 1959Kịch tết 2014: nhiều chiêu mớiSân khấu tết rôm rả
Phóng to |
Oan tình ai thấu - một vở kịch tết 2014 của sân khấu Hoàng Thái Thanh - Ảnh: Gia Tiến |
Bởi ngay trong đêm diễn vở Oan tình ai thấu tối 13-2 đó, giữa những gương mặt rạng rỡ, những trang phục lộng lẫy của đông đảo khán giả và nghệ sĩ nhân ngày sinh nhật sân khấu, NSƯT Thành Hội tuyên bố đến tháng 9 năm nay, sân khấu phải trả lại hội trường cho Nhà thiếu nhi TP.HCM (số 36 Lê Quý Ðôn, Q.3). Thế nên ngay từ lúc này, sân khấu Hoàng Thái Thanh lại bôn ba tìm điểm diễn mới.
Khó tìm một sân khấu đúng nghĩa
Cả giám đốc Nhà thiếu nhi TP.HCM Phạm Ngọc Tuyền và NSƯT Thành Hội của sân khấu Hoàng Thái Thanh đều khẳng định mối quan hệ giữa hai bên là tốt đẹp, là “hợp tác” hết lòng với nhau. Lý do lấy lại mặt bằng được ông Phạm Ngọc Tuyền giải thích là do Nhà thiếu nhi TP phải cải tạo theo quy hoạch của TP.
Cho nên bản thân ông Phạm Ngọc Tuyền cũng lấy làm tiếc vì mọi việc trở nên “dang dở”: “Sự chia tay này cũng chỉ là một tình thế bắt buộc mà thôi”.
Theo kế hoạch, việc xây mới Nhà thiếu nhi TP kéo dài phải hơn hai năm. Mặc dù Nhà thiếu nhi TP và sân khấu Hoàng Thái Thanh vẫn để ngỏ khả năng hợp tác lại với nhau, nhưng công việc mà hai nghệ sĩ Thành Hội và Ái Như phải làm lúc này là gấp rút tìm ra điểm diễn mới để đảm bảo sân khấu vẫn hoạt động trong hai năm đó.
Nhà thiếu nhi TP cũng giới thiệu với sân khấu Hoàng Thái Thanh một điểm diễn tạm thời là Nhà thiếu nhi Phú Nhuận (179 Hoàng Văn Thụ).
Qua khảo sát, nghệ sĩ Thành Hội nhận thấy địa điểm này nhỏ, chưa phù hợp lắm cho những công năng của một sân khấu, nên anh và đạo diễn Ái Như xem đó là một phương án dự phòng, trong lúc vẫn tìm kiếm những nơi khác có thể phù hợp hơn.
Thành Hội cho biết: “Tôi biết ở Sài Gòn này có đến năm, sáu người muốn ra sân khấu mới. Nếu mà có chỗ nào được thì chắc họ cũng đã làm rồi. Ðó là họ còn tĩnh tâm tĩnh trí, có nhiều thời gian hơn chúng tôi. Bởi vì tìm chỗ ưng ý đâu có dễ. Chỗ thì sân khấu hẹp quá, chỉ có sàn diễn chứ không đủ chỗ dọn phông màn, chỗ thì âm thanh nói ra cứ dội ngược, rồi phòng trang điểm ở đâu... Tìm một chỗ đủ chuẩn để diễn kịch không đơn giản”.
Nhà hát riêng: vẫn là giấc mơ xa vời!
Sự việc của sân khấu Hoàng Thái Thanh một lần nữa lật lại vấn đề muôn thuở của các sân khấu tư nhân TP.HCM: luôn bị động về mặt nhà hát.
Ngoại trừ Nhà hát Kịch TP được Sở VH-TT&DL giao rạp Công Nhân (30 Trần Hưng Ðạo), Nhà hát Sân khấu nhỏ được Hội Sân khấu TP giao sân khấu 5B Võ Văn Tần, các sân khấu xã hội hóa như kịch IDECAF, kịch Phú Nhuận, kịch Sài Gòn, kịch Nụ Cười Mới... đều phải thuê mặt bằng của các đơn vị khác, mà mối quan hệ này không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Trước đây, bà bầu Hồng Vân cũng hợp tác với rạp Kim Châu được vài năm rồi phải rút đi. Sân khấu Nụ Cười Mới cũng từng đầu tư vào sân khấu 193 đường Ðồng Khởi, nhưng sau đó phải dời về điểm diễn 240-242 đường 3 Tháng 2. Chưa kể những dự án sân khấu khác từng thất bại ở Cung văn hóa Lao động, Nhà văn hóa quận Bình Thạnh...
Việc chọn một sân khấu, đầu tư bao nhiêu tiền của, công sức, tâm huyết, hao tâm tổn lực để khán giả quen dần một điểm diễn, sau đó phải rút đi luôn là một tổn thất không phải lúc nào cũng đong đếm được của các sân khấu tư nhân. Nhưng để có một nhà hát riêng vẫn là giấc mơ xa vời, bởi với các sân khấu tư nhân, việc xây dựng nhà hát riêng sẽ ngốn chi phí cao nhưng khả năng thu hồi vốn lại thấp.
Khẳng định một “thương hiệu”
Cũng vậy, kể từ năm 2010, sau khi chia tay sân khấu kịch IDECAF, Thành Hội và Ái Như cùng đối tác Lê Bảo Anh góp tay gầy dựng nên sân khấu Hoàng Thái Thanh. Trong khi các sân khấu khác mỗi năm ra mắt chừng bốn vở diễn thì trong vòng bốn năm, Hoàng Thái Thanh đã cho ra đời 26 vở diễn. Ðiều đó cho thấy sức làm việc của những nghệ sĩ ở đây đã cật lực, miệt mài thế nào.
Chọn lối kể chuyện dung dị, khai thác kỹ càng, sâu sắc và tinh tế những thân phận con người, những đề tài tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân gia đình..., đến nay nhiều vở kịch của sân khấu Hoàng Thái Thanh đã ghi được dấu ấn sâu đậm với khán giả. Có thể nhắc đến: Trần gian phải có tình yêu, Ngôi nhà thiếu đàn bà, Nửa đời ngơ ngác, Sông dài, Người điên trong ngôi nhà cổ, Tình nhân đến với tình nhân, Oan tình ai thấu...
“Khi đến với sân khấu Hoàng Thái Thanh, tôi như gặp được một người bạn tử tế. Xem kịch ở đây tôi có cảm giác ở nhà mình được dạy sự nhân nghĩa thế nào thì ở đây cũng gặp lại y như vậy. Ðành rằng xã hội là mạnh ai nấy sống, nhưng chúng ta hẳn luyến tiếc, xót xa và không mong muốn những điều tử tế phải mất đi!” - anh Trương Nhật Trung, một khán giả, chia sẻ.
Tuy vẫn “non trẻ” với bốn năm, nhưng sự tồn tại của sân khấu Hoàng Thái Thanh đã làm sinh động thêm hẳn đời sống sân khấu kịch TP.HCM bằng một phong cách nghệ thuật đặc trưng. Mà để giữ được “hương vị” kịch này, giờ đây trên vai Thành Hội - Ái Như đang trĩu nặng những khó khăn phải vượt qua, để không làm đứt đoạn một con đường mà với nhiều khán giả, đó đã là một điểm đến đầy thương mến.
Nỗi buồn thiếu rạp Ở Hà Nội có ba đơn vị nghệ thuật không có rạp để biểu diễn. Đó là Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và Đoàn xiếc Hà Nội. Để có thể công diễn các tác phẩm của mình, các đơn vị nghệ thuật này đều phải tính đến nước đi thuê rạp. Thông thường, Nhà hát Cải lương Việt Nam thuê rạp Hồng Hà diễn một vài buổi. Khán giả thủ đô kéo đến xem rất đông vì họ biết rằng sau những đêm công diễn thì phải đợi dài dài nữa may ra mới được xem lại vở của nhà hát ở Hà Nội. Vì sau đó “cơ sở” chính của nhà hát là khắp các tỉnh thành với các suất diễn lưu động... Tương tự, Đoàn xiếc Hà Nội cũng lập gánh xiếc nhỏ nay đây mai đó với những trò diễn cũ kỹ. Vì thế, gần mười năm trở lại đây, dù các liên hoan xiếc trong nước và quốc tế được tổ chức khá dày song Đoàn xiếc Hà Nội gần như vắng bóng. Nhưng “nhọc nhằn” nhất vẫn là Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB). Hơn 50 năm tuổi đời vậy nhưng mỗi khi có chương trình giao hưởng, vở nhạc kịch, vũ kịch mới, nhà hát lại đôn đáo đi đặt lịch với Nhà hát lớn. Cũng có lúc kế hoạch biểu diễn bị lỡ vì cả tháng Nhà hát lớn đã kín chỗ. Đi thuê rạp khác không được vì ngoài Nhà hát lớn thì chưa có rạp nào ở Hà Nội đáp ứng được những yêu cầu về sân khấu cho việc biểu diễn ballet, opera, giao hưởng của nhà hát. “Thông thường ở nước ngoài, VNOB có Nhà hát lớn để biểu diễn thường xuyên. Ở Việt Nam thì chúng tôi phải đến Nhà hát lớn để thuê địa điểm biểu diễn. Thời gian trước giá còn “mềm”, chừng mươi mười lăm triệu đồng/đêm, mỗi tháng nhà hát biểu diễn từ 4-6 buổi. Nhưng mấy năm gần đây giá thuê lên đến 35-40 triệu đồng, nhà hát đành “co” bớt, cùng lắm là hai buổi/tháng. Trong khi với năng lực hiện có của mình, chúng tôi đủ khả năng đỏ đèn 8-10 đêm/tháng. Vì thế, nỗi buồn lớn nhất đối với chúng tôi khi không có rạp biểu diễn là bao nhiêu năm qua biết mình đang lãng phí tài năng của nghệ sĩ mà không thể làm gì hơn” - NSND Phạm Anh Phương, giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, cho biết. Ngoài ra, Nhà hát Múa rối Thăng Long tuy có thủy đình để diễn rối nước song không có sân khấu để biểu diễn rối cạn. Vì thế, những vở rối cạn được nhà hát dựng công phu và giành nhiều giải cao trong các kỳ liên hoan quốc tế như Nàng Hến, Trấn Cổ Loa thành, Câu chuyện tình người, Bí ẩn 2/3 cũng đều cất kho sau liên hoan hoặc cắt thành các trò để diễn lưu động tại trường học ở các địa phương.Đức Triết |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận