Nhưng có một thực tế, để có được số lượng phim đáp ứng nhu cầu phủ sóng (30-50% là phim Việt), bên cạnh các đơn vị làm phim sử dụng ngân sách nhà nước, hàng chục đơn vị làm phim ngoài quốc doanh đang chạy đua theo cơ chế xã hội hóa. Để phát triển tích cực phim truyền hình VN, chúng tôi thật sự cần một chỗ đứng vững trong lòng khán giả!”.
Phóng to |
Phía cuối cầu vồng - bộ phim với dàn diễn viên đẹp đã thu hút khá nhiều khán giả trẻ dù phim vẫn còn “sạn” - Ảnh: đoàn phim cung cấp |
Dứt lời tâm sự, vị đạo diễn đọc rành mạch lịch chiếu phim một ngày của VTV3 với phim Việt Nam, phim Trung Quốc, phim Hàn Quốc... Tiếp đến, đạo diễn đề cập con số mà đại biểu Quốc hội Phạm Phương Thảo - trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - đưa ra chất vấn Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh tại Quốc hội khóa XII ngày 28-6-2010: hiện Việt Nam có hơn 70 đài truyền hình quốc gia và khu vực, địa phương và chuyên ngành.
Trong khi đó, theo lời ông Đặng Ngọc Minh - phó trưởng ban khai thác tiết mục phim truyện Đài truyền hình TP.HCM, năm 2010 có 70% doanh thu quảng cáo HTV thu được là do phim ảnh mang lại, trong đó phim truyền hình Việt chiếm 45%. Ông Minh bổ sung chính phim Việt đã giúp giảm nhiều chi phí mua phim ngoại của HTV.
Những liệt kê trên đã nêu lên một điều: các nhà làm phim đang có cơ hội rất lớn, một sân chơi rất rộng vừa để thỏa mãn nhu cầu xem phim của tất cả đối tượng khán giả, vừa để sinh lời. Cho dù việc các đài nhà nước sở hữu nguồn sóng dồi dào chưa tỉ lệ thuận với chất lượng phim được chiếu.
Quá nhiều khán giả đặt câu hỏi vì sao các hội đồng duyệt phim được lập trong từng đài truyền hình mà phim dở vẫn lên sóng! Phó giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam - VFC Thùy Linh từng trả lời độc giả: “Có một hiện tượng tiêu cực đang xảy ra ở một khâu nào đó, một bộ phận nào đó... không cứ ở khâu duyệt phim”.
2.
Thưởng thức phim truyền hình (loại hình nghệ thuật đại chúng) lại là việc của từng cá thể. Người xem hoàn toàn chủ động với quỹ thời gian và xem theo thị hiếu, sở thích của cá nhân họ.Buổi xem có thể kéo dài 10 tiếng/ngày (như đạo diễn NSND Khải Hưng bộc bạch khi ông xem bộ phim truyền hình Vượt ngục của Mỹ), và cũng có thể chỉ xảy ra vài chục giây khi khán giả nào đó bật phải một bộ phim mà họ không thích. Không bộ phim dở nào lọt khỏi tầm mắt nhà phê bình là khán giả. Lời phê của khán giả gõ cửa suy nghĩ những người làm nghề.
Như đạo diễn Phi Tiến Sơn sau bộ phim Xin thề anh nói thật đã chiêm nghiệm: “Từ góc độ con người, tôi cảm ơn khán giả về sự chân thành. Những ý kiến chê (khen) cho thấy trong tình cảm và nhận thức có sự khác biệt (đồng cảm) giữa tôi và khán giả và giữa khán giả với nhau. Tôi thấy buồn vì chưa làm cho một bộ phận khán giả thấy những thông điệp ẩn sau những tình huống gây hài”.
3. Một ngày làm việc mệt nhoài chờ xem phim giờ vàng (21g), có một bộ phận khán giả chọn phim truyền hình hành động hoặc hài hước để tăng tính giải trí. “Nhưng tôi không nghĩ phim chiếu giờ vàng chỉ đơn thuần cần mang tính giải trí, hiểu theo nghĩa hạn hẹp là chỉ cần tiếng cười”, đạo diễn Đặng Tất Bình bày tỏ quan điểm.
Đồng thời là nhà sản xuất, ông nói về những ưu thế khác mà người làm phim truyền hình có thể khai thác và làm hay: “Con người cũng có rất nhiều thời điểm cần lắng đọng trong tâm tưởng, cần đồng cảm và đau xót với những gì chưa công bằng trong xã hội, sẻ chia với những cảnh ngộ bất hạnh chưa may mắn. Phim giờ vàng hầu hết nằm trong hệ thống kênh truyền hình miễn phí, có nghĩa là lượng khán giả đông đảo nhất.
Vì thế, quyền lợi được hưởng thụ những sản phẩm văn hóa đa dạng đương nhiên thuộc về người lao động.Và do vậy, nếu phim lịch sử, phim thiếu nhi và một số phim thuộc những thể tài khác được quan tâm đúng mức, hẳn sẽ mang lại tác động và lợi ích tích cực cho xã hội”.
Sân chơi đã có. Khán giả đã có. Cũng đã có không ít phim tạo được lòng tin phim Việt cho khán giả. Nhưng màn ảnh nhỏ có luôn là nơi để các nhà làm phim trổ hết tài nghệ của mình, để khán giả được thưởng thức những món ăn ngon, nấu chín, nhiều khẩu vị..., đó vẫn là một câu chuyện dài cần sự nỗ lực từ nhiều phía.
__________
Tin bài liên quan:
Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng ViệtPhi lý với phim truyền hình Việt NamPhim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùnPhim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập?Phim Việt thiếu chuẩn!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận