13/07/2017 12:16 GMT+7

Sân bay Biên Hòa và những ray rứt từ hai phía

HÀ MI
HÀ MI

TTO - Sau nửa thế kỷ trở lại, cả hai vị cựu binh Mỹ - ông Martin và ông Bob - được vào lại sân bay Biên Hòa. Cả hai đã bật khóc.

*** Error ***
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình và hai cựu binh Mỹ Bob Connor (trái) và Martin E. Strones tại sân bay Biên Hòa - Ảnh: Nguyễn Lợi

Tôi may mắn vẫn còn sống. Tôi mơ ước sẽ quay trở lại Biên Hòa với vợ tôi và con trai, con gái của tôi bên cạnh lô cốt Hill 10 để nói với chúng rằng cuộc chiến tranh này xảy ra vì đâu

Cựu binh Mỹ Bob Connor

Ông Martin nói với ông Chế Trung Hiếu là bao nhiêu năm qua ông vẫn dằn vặt bởi những ký ức về bom đạn, chết chóc. 

Ông đã âm thầm trở lại Việt Nam hai lần, thuê tài xế chở đi quanh sân bay Biên Hòa để mong thắp được nén nhang cho những người ngã xuống. 

Lần này đến Việt Nam, được bước vào sân bay Biên Hòa, giúp tìm mộ những người ngã xuống, ông nói lòng mình đã nhẹ nhàng đi nhiều.

Những người ngã xuống

Vượt hơn ngàn cây số đến Biên Hòa mấy ngày nay, anh Nguyễn Trọng Hoàng - cháu của liệt sĩ Nguyễn Văn Sớm (quê Hưng Yên) - ôm ảnh bác ruột của mình đi đi lại lại quanh khu vực cải táng. 

Anh nói: “Lúc 17 tuổi, chỉ còn ba ngày nữa gia đình tổ chức cưới vợ thì bác tôi lên đường vào Nam chiến đấu. Vài năm sau nghe bác hi sinh”. 

Từ sau giải phóng, nghe bất cứ thông tin gì về tung tích của liệt sĩ Sớm gia đình đều tìm đến. Nhưng tất cả đều vô vọng.

“Hôm nay thì xác định được bác hi sinh ở sân bay Biên Hòa rồi. Mong bác an nghỉ cùng với đồng đội. Nhưng bác ơi, bác có biết người yêu của bác giờ vẫn còn chờ đợi, vẫn ở vậy mà không lấy chồng” - Hoàng nhìn di ảnh, rưng rức.

Cùng tìm kiếm người thân, bà Đào Thị Thu - em dâu của liệt sĩ Đào Xuân Lai (quê Thái Bình) - nói trong nước mắt: “Nhiều năm gia đình cử người đi tìm mộ anh nhưng không thấy. Giờ biết được nơi anh hi sinh ở sân bay và đã có chỗ yên nghỉ nên gia đình mãn nguyện”. 

Bà Thu kể từ chiến trường miền Nam, anh Lai thường viết thư về thăm hỏi cha mẹ, các em trong gia đình. Từng lá thư bao giờ anh cũng động viên mọi người giữ gìn sức khỏe, chỉ bảo nhau. Đến năm 1968 thì nghe tin anh mất. 

Bà chìa lá thư có bút tích của liệt sĩ Lai gửi về từ nửa thế kỷ trước: “Các em đi học cho đúng giờ, ngoan ngoãn. Khi anh về sẽ mua nhiều kẹo cho các em. Anh đi muốn đóng góp chút nhỏ bé cho cách mạng, mong nước nhà thống nhất, sau này vinh quang...”.

Anh Nguyễn Trọng Hoàng tâm sự những người thân của liệt sĩ như anh về đây, thấy xương cốt cha anh mình được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ, được hương khói chu đáo nên cảm thấy nhẹ lòng.

Diễn tiến cuộc tìm kiếm

HÀ MI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên