24/01/2015 00:10 GMT+7

​Rộng cửa cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản tăng trưởng 96,1% trong năm 2014, hứa hẹn sẽ trở thành “thị trường vàng” trong thời gian tới.

Trong vài năm trở lại đây, số lượng tu nghiệp sinh sang Nhật Bản tu nghiệp tăng rất nhanh. Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của thị trường Nhật Bản đối với lao động Việt Nam là thực tập sinh kỹ năng vừa học vừa làm trong thời gian tối đa là 3 năm.

Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may.

Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, trong 5 năm từ năm 2015 đến 2020, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây.

Do đó, trong thời gian tới, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường Nhật Bản dự kiến là xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm.

Ngoài thực tập sinh, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý. Ngày càng có nhiều cơ hội cho các lao động Việt Nam sang làm việc và học tập tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, để tránh những rủi ro cho người lao động khi tham gia đăng ký với các doanh nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tăng cường công tác giám sát từ khâu giới thiệu doanh nghiệp với Tổ chức Tu nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JITCO).

84nIGo1R.jpg

Chỉ những doanh nghiệp nào có bộ máy cán bộ chuyên trách về thị trường Nhật Bản đủ năng lực và có cơ sở đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản Cục mới ký tiến cử với JITCO.

Về đăng ký hợp đồng, Cục tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện, không cho phép thực hiện những hợp đồng có các điều kiện không đảm bảo quy định.

Trường hợp 2 doanh nghiệp cùng thực hiện hợp đồng với 1 đối tác thì hợp đồng của doanh nghiệp ký sau tối thiểu cũng phải bằng hợp đồng của doanh nghiệp ký trước.

Cục cũng tăng cường công tác thông tin, cụ thể trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đã cung cấp danh sách các công ty có giấy phép xuất khẩu lao động với thông tin chi tiết như địa chỉ, số điện thoại, danh sách các công ty được phép đưa thực tập sinh đi Nhật Bản cũng như danh sách các đăng ký hợp đồng đã được Cục chấp thuận.

Các thông tin này được cập nhật thường xuyên hàng tháng để người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Nhật Bản có đủ thông tin khi muốn tìm kiếm và lựa chọn công ty phù hợp với mình.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên