Theo các nhà nghiên cứu, đây là một bước tiến quan trọng của họ trong việc xác định trẻ em có nguy cơ bị rối loạn lo âu. Nhờ đó có thể giúp cải thiện sự hiểu biết về cơ chế hình thành sự lo âu ở người.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Y khoa Stanford (Mỹ) đã phân tích trên 76 trẻ tuổi từ 7-9 với những triệu chứng biểu hiện rõ của tình trạng lo lắng. Cha mẹ cung cấp thêm những thông tin về mức độ lo lắng của trẻ cho các nhà khoa học. Sau đó, trẻ được chụp quét MRI vùng não hạch hạnh nhân, một khu vực được xem là trung tâm sợ hãi. Kết quả cho thấy những trẻ có mức độ lo lắng càng cao thì trung tâm sợ hãi càng lớn. Dựa trên phát hiện này, các nhà nghiên cứu cũng đã xây dựng một phương thức để giúp họ dự đoán mức độ lo lắng của trẻ bằng cách đo hình ảnh cấu trúc của não.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận